Chữa bệnh không dùng thuốc

Chữa đau khớp bằng bấm huyệt

Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ nóng, lạnh thay đổi bất thường, đặc biệt độ ẩm rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh thấp khớp. Dưới đây là cách chữa đau khớp bằng bấm huyệt.

Đau khớp nỗi phiền muộn của nhiều người.

Bệnh khớp có nhiều tên gọi. Viêm khớp dạng thấp là tên gọi thống nhất trên thế giới và Việt Nam. Theo cơ chế bệnh sinh, viêm khớp dạng thấp thường do miễn dịch dịch thể với sự có mặt chủ yếu yếu tố dạng thấp ở máu và dịch khớp. Cơ chế này đã gây tổn thương ở sụn khớp và xương.

Trong đợt đau khớp cấp, các khớp có sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp lớn như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, đốt sống lưng, đốt sống cổ hay khớp vùng chậu. Có khi các khớp nhỏ như khớp ngón chân, ngón tay cũng bị sưng. Nếu bị đau kéo dài, người bệnh sẽ không đi lại được. Vì đau thì dẫn đến cứng khớp, teo cơ và biến dạng. Làm cho người bệnh đi lại, vận động sinh hoạt hàng ngày rất hạn chế và bất lợi.

Theo quan niệm y học phương đông, đau khớp thường do phong thấp, phong tà rất hợp với hàn tà kết hợp với hàn tà, thấp tà gây nên. Phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể làm cho khí huyết không thông. Ngưng trệ ở kinh mạch và xương khớp, làm co cơ gây đau nhức. Để chữa chứng bệnh này có thể áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Điều trị đau khớp gối và khớp cổ chân.

*Phương pháp xoa bóp khớp gối

– Xoa: Nếu đau một bên gối thì dùng một tay, đau hai gối thì dùng cả hai tay, áp lòng bàn tay vào khớp gối xoa 50 vòng. Tác dụng của động tác xoa làm cho hai khớp nóng ấm lên, mạch máu giãn nở lưu thông tốt, các gân cơ bao quanh khớp được mềm mại giãn ra.

– Ấn huyệt: Dùng 2 ngón tay chỏ và giữa ấn vào hai huyệt độc tỵ và tất nhãn. Vị trí 2 huyệt này ở chỗ lõm phía trước và dưới gối, ấn 50 nhát.

– Day huyệt: dùng gốc bàn tay day huyệt tất dương quan 50 lần. Huyệt này nằm ở mé ngoài khớp gối, chỗ lõm ở phía trêm mỏm xương đùi.

– Bấm huyệt: dùng ngón cái bấm vào 2 huyệt dương lăng tuyền và túc tam lý, mỗi huyệt 20 lần.

*Khớp cổ chân

-Ấn huyệt giải khê 50 lần: Huyệt nằm ở đểm giữa lằn ngang cổ chân, chỗ lõm giữa gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón cái.

– Bấm huyệt khàn khư: Ở dưới mắt cá chân bên ngoài chỗ lõm phía ngoài khi duỗi dài ngón chân.

-Bấm huyệt côn lôn: Chỗ lõm giữa mắt cá ngoài với gân gót chân.

– Bấm huyệt tuyệt cốt: Ở phía dưới ngoài cẳng chân, mỏm mắt cá ngoài lên 4cm, ở bờ trước xương Mác. Mỗi ngày ấn được 2 lần, mỗi lần 30 phút. Mỗi huyệt ấn 50 lần. Có thể xoa thêm các loại dầu nóng, đi tất khi trời lạnh. Cần ăn kiêng thịt gà và cà pháo. Trời lạnh có thể ngâm chân nước nóng với muối và các loại lá ngải cứu, xương sông, lá lốt…

BS Kim Lan

(Nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu Trung ương)

BẢN DESKTOP