Khám phá

Chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Kem chống nắng phổ biến hiện nay là kem chống nắng hóa học, nghĩa là được làm ra từ các thành phầm hóa học nên da dễ bị kích ứng, mẩn đỏ.

Loại nào cũng có ưu, nhược điểm

PGS.TS Phạm Văn Nho, Trung tâm Vật lý Ứng dụng, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho biết, trên thị trường phổ biến là loại kem chống nắng hóa học. Loại kem chống nắng vật lý ít phổ biến hơn.

Kem chống nắng vật lý có ưu điểm là bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Đặc biệt có tác dụng chống nắng phổ rộng tự nhiên, không cần đợi kem thấm vào da trước khi ra ngoài nắng. Loại kem này giữ được lâu và không cần phải bôi lại (trừ trường hợp tham gia các hoạt động thể chất dễ ra mồ hôi), lành tính, ít gây kích ứng (đặc biệt với người bị đỏ da), phù hợp với người có da nhiều mụn.

Nhược điểm là sau khi bôi, kem trên bề mặt có phần trắng hơn so với da tự nhiên, có thể tạo ra một lớp màng trên da gây bí da, dễ gây bóng nhờn khiến mồ hôi tăng lên khi hoạt động nhiều. Do đó dễ bị trôi đi và phải bôi lại thường xuyên, nếu không thoa đúng toàn bộ bề mặt trên da, tia UV có thể len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da.

Kem chống nắng hoá học với thành phần chính (chủ yếu carbon) như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… kem chống nắng hoạt động như một màng lọc hoá học: Hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hoá chúng thành bước sóng năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, không gây tổn hại đến da như tia hồng ngoại.

Loại này có ưu điểm là mỏng hơn, vì vậy sẽ dễ thoa đều trên da, rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày, không cần phải sử dụng nhiều như Sunblock vì các tia UV sẽ không len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da, thấm nhanh vào da hơn, không làm da bị bóng dầu hay “trắng bệch”.

Nhược điểm của loại kem chống nắng này là dễ gây ra sự gia tăng các đốm màu nâu có sẵn và đổi màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da), phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng, do không bền vững dưới nắng, sau 2 tiếng nên bôi lại, dễ bị kích ứng và ngứa do nhiều thành phần kết hợp để đạt được sự bảo vệ UVA và UVB phổ rộng, dễ có khả năng bị mần đỏ với làn da bị Rosacea (đỏ ở vùng mũi, cằm, má, trán), có thể lên nhiều mụn hơn với loại da dầu.

Nên dùng loại nào?

Theo TS Phạm Văn Minh, Công ty CP Công nghệ Greentech, sử dụng loại kem chống nắng nào phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Kem chống nắng hóa học lại có nhược điểm là dễ gây ra sự gia tăng sắc tố đốm màu nâu có sẵn và đổi màu làm tăng nguy cơ cao khiến da bị sạm đen.

Đồng thời gây tình trạng mụn nhiều hơn cho làn da dầu. Chính vì vậy, các chuyên gia da liễu khuyên rằng với những người có làn da nhờn mụn hoặc nhạy cảm thì lựa tối ưu nhất để chống lại tia UV gây hại đó là sử dụng kem chống nắng vật lý.

“Kem chống nắng vật lý có nhiều ưu điểm hơn kem chống nắng hóa học. Sản phẩm vừa bảo vệ da khỏi tia tử ngoại vừa trang điểm cho da vẻ sáng mịn tinh tế. Gel tạo màng khô không nhờn dính, không tan trong nước, an toàn cho mọi loại da mọi lứa tuổi.

Sử dụng khi hoạt động ngoài trời hay đi tằm biển. Sử dụng hàng ngày ngăn ngừa da bị lão hóa nhăn nheo, giúp da trắng dần lên tự nhiên và an toàn. Bảo vệ da khỏi viêm nhiễm mụn nhọt. Bảo vệ da khỏi bị di ứng khi trang điểm bằng mỹ phẩm không an toàn.

Tuy nhiên nó không tiện dụng như kem chống nắng hóa học do các tia UV có thể xuyên vào các vị trí không có kem chống nắng, dễ gây bí da, tăng tiết mồ hôi”, TS Phạm Văn Minh cho biết.

Chọn lựa loại kem chống nắng nào, tốt nhất là dựa vào đặc điểm từng loại kem chống nắng hoặc nhu cầu sử dụng bạn có thể tự quyết định chọn lựa cho mình một loại kem chống nắng phù hợp.

Theo PGS.TS Phạm Văn Nho, cần nhớ rằng không có loại kem chống nắng nào có thể chặn được tất cả tia bức xạ nên không ỉ lại và không lạm dụng kem chống nắng.

Bảo Khánh

Từ Khoá

BẢN DESKTOP