Khám phá

"Choáng" với chi phí thay pin iPhone 16 Pro

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Theo thông báo của Apple, để thay pin cho iPhone 16 Pro và 16 Pro Max, người dùng hiện sẽ tốn 119 USD (2,92 triệu đồng) nếu không có AppleCare+, trong khi mức giá cũ là 99 USD (2,42 triệu đồng).

Mới đây, Apple đã thông báo về việc tăng giá thay pin 20 USD cho các mẫu iPhone 16 Pro khi hết bảo hành.

Theo đó, giá của việc thay pin tăng 20 USD. Cụ thể: theo trang Dịch vụ & Sửa chữa iPhone của Apple thì việc thay pin cho iPhone 16 Pro và Pro Max là 119 USD (tăng 20 USD so với các mẫu 15 Pro và 15 Pro Max trước đây). Tuy nhiên, việc thay pin theo AppleCare+ vẫn sẽ được miễn phí nếu pin còn dưới 80% dung lượng.

Việc thay pin cho iPhone 16 và 16 Plus vẫn giữ ở mức giá 99 USD. Được biết, cả 4 mẫu iPhone 16 đều có pin lớn hơn và đi kèm thiết kế bên trong mới để tản nhiệt tốt hơn.

"Choáng" với chi phí thay pin iPhone 16 Pro. Ảnh minh họa

"Choáng" với chi phí thay pin iPhone 16 Pro. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, mức tăng này có thể do hãng đã sử dụng vỏ kim loại mới giúp quản lý nhiệt tốt và khiến pin bền hơn trên iPhone 16 Pro và 16 Pro Max. Thiết kế mới giúp thay pin dễ hơn nhằm tuân thủ quy định của châu Âu; hoặc do muốn khuyến khích người dùng mua gói bảo hành AppleCare+ có trả phí.

Apple đã điều chỉnh giá thay pin trong nhiều năm. Năm 2018, công ty đã giảm giá thay pin từ 79 USD xuống còn 29 USD sau vụ tranh cãi được gọi là Batterygate, khi công ty cố tình làm chậm lại những chiếc điện thoại cũ. Sau đó, vào năm 2022, "Nhà Táo" đã thực hiện tăng giá thay pin trở lại, lên mức 99 USD và cũng thực hiện điều chỉnh giá đối với nhiều dịch vụ, sản phẩm của mình. Đơn cử, vào tháng 1/2023, pin cho các mẫu MacBook Air đã tăng 30 USD lên 159 USD. Kịch bản tương tự cũng diễn ra với Apple Watch.

Theo chính sách của Apple, pin lỗi được bảo hành trong vòng một năm, iPhone sẽ được thay thế pin miễn phí trong trường hợp viên pin còn ít hơn 80% dung lượng ban đầu. Nếu trong thời gian này, dung lượng pin cao hơn mức đó mà người dùng vẫn thất vọng về tuổi thọ của pin, họ chỉ có thể xử lý bằng việc tìm đến các bên sửa chữa thứ 3 hoặc tự sửa chữa với các bộ phận chính hãng của Apple. Cả hai phương án này đều sẽ rẻ hơn dịch vụ trọn gói từ Apple.

Thời gian gần đây, Apple cũng đang phải đối diện nhiều với các áp lực liên quan đến quyền được sửa chữa thiết bị. Hãng điện thoại di động này mới đây cũng đã công bố chính sách mới giúp cho việc tự sửa chữa và sửa chữa của bên thứ 3 được thuận tiện hơn nhờ việc tận dụng được những linh kiện chính hãng đã qua sử dụng. Tuy nhiên, chính sách này cũng đang gây tranh cãi khi có thêm tính năng “khóa kích hoạt” vào các bộ phận của iPhone. Theo đó, nếu không có sự xác nhận hoặc mở “khóa kích hoạt” thì các linh kiện trên những thiết bị cũ cũng không thể sử dụng vào công tác sửa chữa.

Trước đó, khi iPhone 14 ra mắt, Apple đã tăng phí thay pin từ 69 USD lên 99 USD và sau đó lại tăng từ 69 USD lên 89 USD cho các mẫu cũ hơn.

Giá thay pin của các mẫu iPhone thời điểm hiện tại là:

iPhone 16 Pro, Pro Max: 119 USD

iPhone 16, 16 Plus, iPhone 15, 15 Pro, iPhone 14, 14 Pro: 99 USD

iPhone 13, 13 Pro, iPhone 12, 12 Pro, iPhone 11, 11 Pro; iPhone X, XS, XR : 89 USD

iPhone SE, iPhone 8 trở về trước: 69 USD

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP