Khám phá

Chính sách đối ngoại thời Lý – Trần

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cho thấy, quốc gia Đại Việt đã tồn tại và phát triển trong mối quan hệ phức tạp không mấy thuận lợi với các nước láng giềng. Vì vậy, bên cạnh quân sự và kinh tế, chính sách đối ngoại luôn được các triều đại coi trọng.

Lê Hoàn – nghĩa dũng gồm đủ…

Thế kỷ X, mở đầu của họ Khúc (905) đến Ngô Quyền, với chiến thắng Bạch Đằng (938), dân tộc ta đã giành lại được quyền làm chủ, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn ngàn năm, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc.

Tranh minh họa.

Lúc này, các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê nối tiếp nhau trị vì đất nước độc lập, đã triển khai ngay các hoạt động đối ngoại, đưa nội dung này thành vấn đề không thể thiếu trong quan hệ bang giao và đã giành được những kết quả quan trọng, một mặt tiếp tục đánh thắng kẻ thù xâm lược, giữ gìn độc lập dân tộc, đồng thời đã kiến tạo được hòa hiếu với các nước trong khu vực.

Dưới thời Tiền Lê, với khả năng ngoại giao tài giỏi của mình, đặc biệt sự kết hợp giữa ngoại giao với quân sự, Lê Hoàn sinh thời đã khiến cho kẻ thù khiếp sợ mỗi khi tiếp kiến và đối đầu. Tống Chân Tông là vị vua bị quân đội Tiền Lê đánh bại ý đồ thôn tính Đại Cồ Việt vào cuối thế kỷ thứ X, sau đó cũng từng phải công nhận Lê Hoàn là người “Nghĩa dũng gồm đủ, trung hậu quả cảm, được lòng mọi người trong nước”.

Điều đó cho thấy uy tín và ảnh hưởng của nhà vua cùng với nỗ lực xây dựng quốc gia vững mạnh cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, khiến cho triều đình Tiền Lê kéo dài gần 30 năm, tạo được nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ biên cương của quốc gia Đại Cồ Việt. Những thành quả quan trọng đó tiếp tục có ảnh hướng đến đời sau, khi Lê Đại Hành qua đời, nhà Tống vẫn chưa dám xâm lược nước ta…

Đường lối ngoại giao khôn khéo

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, trên con đường xây dựng, phát triển toàn diện, các nhà nước Lý – Trần đã thừa hưởng kinh nghiệm, kế tục hoạt động đối ngoại từ thế kỷ trước, nâng lên thành quốc sách với đường lối đối ngoại khôn khéo có hiệu quả trong hoàn cảnh lịch sử mới.

Mặc dù bị đại bại trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt cuối năm 980, đầu năm 981, nhưng giấc mộng chiếm lại quốc gia của người Việt ở phía Nam của nhà Tống vẫn chưa dứt. Vào năm 1077, nhà Tống một lần nữa lại đem quân xâm lược Đại Việt và bị “phơi áo” trên chiến tuyến sông Như Nguyệt.

Khi Trung Hoa bị người Mông Cổ chinh phục dẫn đến nền thống trị của nhà Nguyên, lại một phen Đại Việt phải chịu đựng ba lần xâm lược của Nguyên – Mông.

Sau khi nhà Minh thay thế nhà Nguyên, nguy cơ bị xâm lược lại đến gần với Đại Việt và đã thành hiện thực năm 1406 dưới thời nhà Hồ.

Những sự kiện lịch sử nói trên cho thấy, quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần vừa mới giành lại được độc lập tự chủ vẫn nằm trong mưu đồ thôn tính, lập lại ách đô hộ của các vương triều phương Bắc. Tình thế đó đặt ra cho các vương triều này một thế ứng xử, quan hệ rất khó khăn, phức tạp để đất nước được tồn tại và tiếp tục phát triển.

(còn nữa)

           TS Nguyễn Thành Hữu

BẢN DESKTOP