Giáo dục

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa cận thị học đường

  • Tác giả : Hà Thu
(khoahocdoisong.vn) - Trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển nhanh như ngày nay. Khi trẻ sử dụng các món đồ công nghệ trong thời gian dài thì sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về mắt mà thường gặp nhất là tật cận thị.

Mắt nhìn gần thời gian dài, có nhiều phương tiện phải sử dụng mắt như máy vi tính, trò chơi điện tử, tivi, sóng điện từ phát ra bởi các loại thiết bị này cũng như độ sáng thay đổi liên tục sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút nghiêm trọng, nhất là khi trẻ sử dụng chúng trong nhà hoặc những nơi thiếu sáng... là những căn nguyên được cho là dẫn đến bệnh cận thị học đường. Đây cũng là một trong những căn bệnh thời hiện đại mà chúng ta cần phải đề phòng.

Cận thị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của các em học sinh. Cụ thể là nheo mắt khi nhìn vật từ xa có thể gây mỏi mắt và nhức đầu. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến quá trình học tập. Mắt trẻ sẽ nhìn kém, đọc chữ hay bị nhảy dòng, nhầm dấu, viết chậm, sai chữ,… dẫn đến kết quả học tập giảm sút, trẻ trở nên rụt rè và thiếu tự tin.

Dưới đây là một số thức ăn giúp hạn chế và phòng ngừa chứng bệnh cận thị ngày càng gia tăng như: thức ăn chứa nhiều vitamin A (có nhiều trong gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá); thực phẩm chứa nhiều caroten (có trong các loại rau cải xanh, cải trắng, rau chân vịt (rau sam), cải dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, đu đủ, đặc biệt là gấc. Sau khi ăn, cơ thể hấp thu caroten rồi chuyển hóa thành vitamin A; thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và riaxin (niacin), có trong các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt - tức gạo bóc vỏ trấu, không giã.

Các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô; thực phẩm chứa nhiều vitamin B2, có nhiều trong nội tạng động vật như cừu, thịt nạc, sữa bò, trứng các loại, các loại đậu và rau lá xanh; thức ăn chứa nhiều crom, có trong men bia, rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại; thức ăn chứa nhiều kẽm, có trong sò biển, cá trích, gan, trứng; thực phẩm chứa nhiều canxi, có trong tôm, cua, rau câu, tương, vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng và các loại cá; thực phẩm chứa nhiều selen, có trong cá, tôm, các loại sò, hến, các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm các loại, rau mã thầy, cà rốt; các thức ăn có chứa nhiều phốt pho, có nhiều trong cá, tôm, sò biển, sữa, táo đỏ, rau câu; các loại thức ăn kiềm tính, có trong rau xanh, hoa quả, đậu các loại.

Hà Thu

BẢN DESKTOP