Chữa bệnh không dùng thuốc

Cháo kê trị tiêu hóa kém

Kê có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng bổ ích tỳ vị, bổ dưỡng thận khí, thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu, nên có công năng trị liệu được các chứng như tỳ vị hư nhược, nôn mửa, ỉa chảy, phiền nhiệt, miệng khát, tiểu tiện kém…
kê

Cháo kê có tác dụng trị nhiều bệnh.

Cây kê còn gọi là tiểu mễ, được trồng phổ biến và khá quen thuộc với mọi người. Nó được xem là loại lương thực phụ, trong nhân dân thường nấu cháo kê có màu vàng ươm thơm phức hay sử dụng kẹp giữa bánh đa gọi là bánh đa kê…ăn rất ngon được nhiều người thích.

Chất dinh dưỡng trong kê khá phong phú, như proteine, lipit, đường và các loại vitamine PP, cùng những khoáng chất là canxi, phosphore…

Đặc biệt trong proteine của kê có nhiều loại axit amin cơ bản mà cơ thể cần nhưng không tự tạo ra được. Là loại giàu dược tính nên được sử dụng trong trị liệu nhiều bệnh.

Đông y cho rằng kê có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng bổ ích tỳ vị, bổ dưỡng thận khí, thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu, nên có công năng trị liệu được các chứng như tỳ vị hư nhược, nôn mửa, ỉa chảy, phiền nhiệt, miệng khát, tiểu tiện kém…

Trị tỳ vị hư nhiệt, tiêu hóa kém, nôn mửa: Hạt kê xay thành bột, đổ nước vừa đủ, trộn đều rôi viên thành hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 10 – 15g, đem luộc chín, và cho thêm chút muối ăn, sau đó ăn cả cái và nước lúc đói bụng.

 Trị phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị khí hư quá nhiều: Dùng kê 50g, hoàng kỳ 50g, cho vào nồi đổ đủ nước nấu thành cháo ăn. Ngày ăn 1 lần, ăn mấy ngày liền.

 Trị phụ nữ sau đẻ miệng khát: Dùng hạt kê nấu thành cháo rồi cho đường đỏ (đường mía) lượng vừa ăn trong bữa.

                           B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI (Nguyên chuyên gia Bộ Y tế)

BẢN DESKTOP