Khám phá

Chân dung gia đình sao lạ dưới công nghệ tia X

Bằng cách nghiên cứu các cụm sao trẻ, quan sát các gia đình sao bằng công nghệ, các nhà thiên văn hy vọng hiểu được thêm về cách các ngôi sao bao gồm Mặt Trời của chúng ta được sinh ra.
gia đình sao

Nguồn ảnh: Phys.

NGC 6231, nằm cách Trái Đất khoảng 5,200 năm ánh sáng, là một thử nghiệm lý tưởng để nghiên cứu một cụm sao trẻ, ở giai đoạn quan trọng trong sự tiến hóa của nó.

Phát hiện ra NGC 6231 là Giovanni Battista Hodierna, một nhà toán học và linh mục người Ý, ông đã công bố các quan sát cụm sao này vào năm 1654. Người quan sát trên bầu trời ngày nay có thể tìm thấy cụm sao này ở phía Tây Nam của chòm sao Scorpius.

Đài Quan sát tia X Chandra của NASA mới đây đã xác định các sao giống như mặt trời trẻ trong NGC 6231. Những ngôi sao này thường sẽ già hơn nhiều so với NGC 6231.

Những ngôi sao trẻ nổi bật trong Đài Quan sát Chandra vì chúng có hoạt động từ trường mạnh làm nóng bầu không khí bên ngoài của chúng lên tới hàng chục triệu độ C và khiến chúng phát ra tia X.

Các phép đo hồng ngoại hỗ trợ trong việc xác minh rằng nguồn tia X là do một ngôi sao trẻ phát ra  từ đó có thể suy ra các thuộc tính của ngôi sao.

Hình ảnh tia X của NGC 6231 cho thấy một cận cảnh của khu vực bên trong của cụm sao. Chandra có thể phát hiện một loạt ánh sáng tia X, được chia thành ba dải để tạo ra hình ảnh này. Màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương thể hiện tia X năng lượng thấp, trung bình và năng lượng cao. Phát xạ tia X sáng nhất là màu trắng.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Từ Khoá

BẢN DESKTOP