Y học và đời sống

Chẩn đoán đái tháo đường tiềm tàng

  • Tác giả : Nhật Hà (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Đối với các trường hợp đái tháo đường tiềm tàng, chưa có biểu hiện lâm sàng nhiều, có thể khi làm xét nghiệm các bác sĩ sẽ cho thực hiện nghiệm pháp tăng gánh glucoza bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, thậm chí sử dụng cả coticoid để xét nghiệm và có kết luận chính xác.

Hỏi: Tự dưng tôi hay đi tiểu nhiều nhưng vẫn ăn uống bình thường và không sút cân. Đi khám, bác sĩ kết luận đái tháo đường tiềm tàng. Xin hỏi, các chỉ số như thế nào thì được coi là đái tháo đường? Việc chẩn đoán đái tháo đường tiềm tàng như thế nào cho đúng?

Trần Minh Phương (Hà Nội)

PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư: Hiện nay, theo quy định của tổ chức y tế thế giới, bệnh nhân được công nhận là đái tháo đường khi đủ 3 tiêu chí: Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng), mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl); mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0mmol/l (≥ 126mg/dl); mức glucose huyết tương ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm hai giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g đường (loại anhydrous) hoặc 82,5g đường (loại monohydrat).

Tuy nhiên, cũng có những người được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Đối với những trường hợp đặc biệt này, bác sĩ sẽ phải ghi rõ chẩn đoán phương pháp nào. Trường hợp của bà, mới chỉ có biểu hiện tiểu nhiều, chưa có biểu hiện khát và sụt cân, bà cũng nên đi kiểm tra sớm tránh để xảy ra tình trạng phát hiện muộn.

Đối với các trường hợp đái tháo đường tiềm tàng, chưa có biểu hiện lâm sàng nhiều, có thể khi làm xét nghiệm các bác sĩ sẽ cho thực hiện nghiệm pháp tăng gánh glucose bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, thậm chí sử dụng cả coticoid để xét nghiệm và có kết luận chính xác.

Nhật Hà (ghi)

BẢN DESKTOP