Dữ liệu y khoa

Chăm tập thể dục tụt đường huyết

Chăm tập thể dục tụt đường huyết xảy ra với nhiều người. Thể dục có ảnh hưởng tích cực tới quá trình chuyển hóa đường trong máu cũng như cải thiện khả năng hoạt động của insulin. Tuy nhiên cần tránh các bài tập nặng, quá sức, gây tình trạng hạ đường huyết quá mức.
chăm tập thể dục tụt đường huyết

Chăm tập thể dục tụt đường huyết.

Ông bà Nguyễn Văn Nam và Hà Hồng Anh (Nghĩa Đô, HN) rất chăm tập thể dục. Bà Anh thích tập yoga vì vừa sức và thấy khỏe ra. Ông Nam dù 60 tuổi nhưng vẫn tập gym, đặc biệt là những bài chạy bộ, leo dốc, tạ. ông nói, sở dĩ ông chăm tập gym là nghe theo lời khuyên bác sĩ, tập tích cực giải phóng bớt calo, duy trì đường huyết ổn định.

Vừa rồi, đang lúc tập hăng, tự nhiên ông thấy hoa mắt, chóng mặt, đi đứng loạng choạng. Ngồi xuống một lúc ông mới định thần được. Sau khi uống một cốc trà gừng ông tỉnh dần. Mọi người xung quanh sợ hãi hỏi, ông chỉ nói, do đường huyết tụt và đây không phải lần đầu ông gặp phải.

Lời bàn: Tập luyện thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong dự phòng, điều trị, ngăn chặn các biến chứng đái tháo đường. Thể dục có ảnh hưởng tích cực tới quá trình chuyển hóa đường trong máu cũng như cải thiện khả năng hoạt động của insulin.

Tuy nhiên cần tránh các bài tập nặng, quá sức, gây tình trạng hạ đường huyết quá mức. Vì vậy theo khuyến cáo bài tập phù hợp nhất với bệnh nhân đái tháo đường là đi bộ hàng ngày vào buổi sáng hay chiều, mỗi lần khoảng 30 phút.

Chế độ ăn và vận động hợp lý là một trong những yếu tố nền tảng của điều trị bệnh đái tháo đường kết hợp chủ động kiểm soát đường huyết. Người bệnh đái tháo đường cần ghi nhớ, yếu tố đầu tiên giúp sống khỏe, sống lâu với căn bệnh này là làm sao để lượng đường trong máu không tăng cao bất thường, không hạ đột ngột.

PGS.TS Tạ văn Bình

(Viện trưởng Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa)

BẢN DESKTOP