Dữ liệu y khoa

Chăm sóc da tay khi mang găng y tế

  • Tác giả : ThS.BS Tạ Quốc Hưng
(khoahocdoisong.vn) - Găng tay y tế rất quan trọng, giúp bảo vệ bàn tay khỏi tác nhân gây bệnh, đặc biệt trong dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, mang găng tay trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề da: viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng, thậm chí nấm da.

Sự thay đổi của da tay khi mang găng tay y tế

Găng tay y tế là loại găng tay bảo hộ lao động nhưng mỏng, nhẹ, dai và chuyên được dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm, phòng thí nghiệm, công nghiệp nhẹ...

Găng tay y tế giúp giảm khả năng di chuyển của vi sinh vật gây bệnh từ bàn tay người này sang người khác.

Găng tay y tế giúp giảm khả năng di chuyển của vi sinh vật gây bệnh từ bàn tay người này sang người khác. 

Găng tay y tế hình thành một môi trường bao bọc đôi tay, tách biệt hoàn toàn khỏi môi trường xung quanh, làm cho làn da tay có những sự thay đổi nhất định.

Biến đổi hay gặp nhất của làn da khi mang găng trong một thời gian dài là làn da trở nên nhăn nheo như quả nho khô. Đó là một phản ứng bình thường của làn da trước những thay đổi điều kiện môi trường bên ngoài (cụ thể là môi trường nước) chứ không phải bệnh lý.

Biến đổi hay gặp nhất của làn da khi mang găng trong một thời gian dài là làn da trở nên nhăn nheo như quả nho khô.

Biến đổi hay gặp nhất của làn da khi mang găng trong một thời gian dài là làn da trở nên nhăn nheo như quả nho khô.

Mức độ nhăn ít hay nhiều phụ thuộc vào sự tiết mồ hôi tay, thời gian tiếp xúc và khả năng hấp thu nước của từng người. Trước đây, nhiều nghiên cứu cho rằng da tay, da chân bị nhăn nheo khi ngâm nước là do hiện tượng thẩm thấu, nghĩa là lớp da ngoài cùng hấp thụ, căng phồng nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy, da tay, da chân nhăn nhúm không phải do hiện tượng thẩm thấu mà chính hệ thần kinh mới là tác nhân chính điều khiển hiện tượng này.

Tuy chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của da đáp ứng với môi trường nước, nhưng việc tiếp xúc với sự ẩm ướt trong một thời gian dài vẫn sẽ dẫn đến những tác hại:

Viêm da tiếp xúc kích ứng da

Trong môi trường ẩm ướt, hàng rào bảo vệ da có sự thay đổi đáng kể về độ ẩm, nhiệt độ, vi sinh vật và sự thẩm thấu, khiến da trở nên nhạy cảm hơn với các hóa chất được đưa vào trong quá trình sản xuất găng tay.

Một yếu tố nữa góp phần làm gia tăng khả năng xuất hiện tình trạng này là việc vệ sinh, chăm sóc tay không đúng cách. Việc tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, cồn hoặc nước rửa chén mà không được rửa sạch hoàn toàn trước khi mang găng có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da.

Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm phục hồi có thành phần Ceramide để làm mềm da, đồng thời giúp tái tạo lại lớp hàng rào bảo vệ da. (Ảnh minh họa)

Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm phục hồi có thành phần Ceramide để làm mềm da, đồng thời giúp tái tạo lại lớp hàng rào bảo vệ da. (Ảnh minh họa)

Viêm da tiếp xúc kích ứng gây đau nhiều hơn là ngứa. Dấu hiệu bao gồm từ ban đỏ nhẹ đến xuất huyết, vảy tiết, trợt da, mụn mủ, bóng nước và phù nề khu vực mang găng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Phản ứng dị ứng khác kích ứng ở chỗ sang thương mụn nước, ban đỏ, vảy tiết thường lan rộng hơn và có thể đi kèm một số biểu hiện toàn thân như mày đay, nổi ban da, ngứa lan rộng.

Một thành phần khác cũng hay gây dị ứng khi mang găng tay y tế đó latex, một protein có trong mủ cao su tự nhiên. Phản ứng dị ứng với latex là một phản ứng nhanh, có thể có biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ mày đay đến sốc phản vệ.

Nấm da

Môi trường ẩm ướt trong găng tay y tế trong một thời gian dài là vô cùng lý tưởng cho các tế bào nấm sinh sôi và phát triển. Ngứa là dấu hiệu đầu tiên làm cho người bệnh rất khó chịu, gãi làm lây lan mầm bệnh, đồng thời làm nhiễm trùng da gây mưng mủ, lở loét… có thể dẫn đến nhiễm trùng da, viêm da, chàm hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chăm sóc da tay khi mang găng y tế

Vệ sinh tay trước khi mang găng

Các nghiên cứu cho thấy, chất rửa tay có chứa alcohol có hiệu quả vượt trội hơn chất rửa tay truyền thống trong việc làm giảm sự lây nhiễm trong bệnh viện và trung tâm y tế. Chúng cũng ít kích ứng hơn so với xá phòng và nước, đồng thời cũng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng thực tế khi chống dịch.

Rửa tay với xà phòng dịu nhẹ và nước, thấm sạch và lau khô tay hoàn toàn trước khi mang găng để tránh gây ẩm ướt, thẩm thấu hóa chất vào da. (Nguồn internet)

Rửa tay với xà phòng dịu nhẹ và nước, thấm sạch và lau khô tay hoàn toàn trước khi mang găng để tránh gây ẩm ướt, thẩm thấu hóa chất vào da. (Nguồn internet)

Nên chọn chất tẩy rửa không màu, không mùi, có chứa cồn, đồng thời rửa tay với xà phòng dịu nhẹ và nước khi da bị dính chất bẩn hoặc với dịch tiết, máu. Cần thấm sạch và lau khô tay hoàn toàn trước khi mang găng để tránh gây ẩm ướt, thẩm thấu hóa chất vào da.

Chọn lựa găng tay y tế

Chọn găng đúng với thiết kế và kích thước để có được sự thoải mái và an toàn trong quá trình sử dụng. 

Trong công tác chống dịch, găng tay cao su cho thấy sự bảo vệ chống virus tốt nhất cho nhân viên y tế. Cần chọn lựa găng tay không bột vì ít gây kích ứng và khô da tay hơn.

Đối với các trường hợp dị ứng với cao su, có thể chọn lựa găng tay nitril để thay thế. Khi mang găng lâu hơn 30 phút, nên tháo găng và dùng gạc cotton lau khô tay, cho tay nghỉ ngơi để cân bằng lại độ ẩm cho da trước khi mang găng mới.

Chăm sóc da khi mang găng tay y tế

Sau quá trình sử dụng găng tay y tế, nên vệ sinh tay bằng các loại xà phòng dịu nhẹ. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm phục hồi có thành phần ceramide để làm mềm da, đồng thời giúp tái tạo lại lớp hàng rào bảo vệ da.

Axit béo omega-3 được chứng minh là có tác dụng củng cố hàng rào bảo vệ da, tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng trước khi mang găng y tế vì khả năng có thể tác động hóa học với thành phần cao su trong găng tay y tế làm thủng găng, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Mùa dịch Covid-19 đang kéo dài và khiến cho gánh nặng khó khăn đổ ập xuống mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt là các nhân viên y tế. Do đó, những hiểu biết về việc mang găng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự bảo vệ sức khỏe và sự thoải mái nhất có thể cho đôi tay.

ThS.BS Tạ Quốc Hưng (Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

ThS.BS Tạ Quốc Hưng

BẢN DESKTOP