Ảnh

Cây sưa đỏ quý hiếm hàng trăm năm tuổi chết khô bên bờ hồ Hoàn Kiếm

  • Tác giả : Nguyễn Hải
Cây sưa đỏ cao chừng hơn 10m, đường kính thân khoảng 70cm, nằm gần cầu Thê Húc, khu vực đền Ngọc Sơn. Toàn bộ cây có biểu hiện khô héo, bong tróc vỏ và trụi lá. Đáng nói, tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng chưa được xử lý.
Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem

Khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm được trồng rất nhiều loài cây toả bóng mát quanh năm và nhiều cây cổ thụ quý hiếm. Trong số đó có một cây sưa đỏ trăm năm tuổi đã chết khô nhiều năm nay nhưng chưa được di dời, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho du khách.

Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem-Hinh-2

Cây sưa đỏ cao chừng hơn 10m, đường kính thân khoảng 70cm, nằm gần cầu Thê Húc, khu vực đền Ngọc Sơn.

Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem-Hinh-3

Phần gần gốc cây đã có biểu hiện bị nứt.

Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem-Hinh-4

Toàn bộ cây có biểu hiện khô héo, bong tróc vỏ và trụi lá. Đáng nói, tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được xử lý.

Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem-Hinh-5

Cây đã bong tróc hết lớp vỏ bên ngoài, để lộ lớp gỗ bên trong đã chết khô, nứt toác.

Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem-Hinh-6

Năm 2019, cây sưa đỏ này đã có dấu hiệu khô héo. Từ đó đến nay cây không phát triển, cành lá khô, gãy, không còn biểu hiện của sự sống.

Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem-Hinh-7

Sưa đỏ là loại cây quý hiếm, được ví quý như vàng. Bởi loại cây này nằm trong danh sách cây gỗ quý thuộc nhóm 1A (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem-Hinh-8

Việc cây gỗ quý chết nằm ở Hồ Gươm không chỉ làm mất mỹ quan đô thị, các cành cây khô có thể rơi bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho người dân và du khách khi qua lại.

Can canh cay sua do quy hiem chet kho ben ho Hoan Kiem-Hinh-9
Trao đổi với báo chí, đại diện Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, đây là cây sưa đỏ, có giá trị lớn nên phải báo cáo quận để xin hạ cây. Ngoài ra, khi đã hạ được cây còn phải xin ý kiến chỉ đạo của Sở Xây dựng, sau đó báo cáo Sở Tài chính, UBND TP xem xét phương án xử lý gỗ như thế nào.

>>> Mời độc giả xem thêm video Kỳ lạ cái cây mọc ngược khiến các nhà thực vật học bối rối (Nguồn: Kienthucnet):

Nguyễn Hải

BẢN DESKTOP