Y học và đời sống

Cây kha tử chữa ho kéo dài

Cây  kha tử thuộc loại thân gỗ %5 cao, lá mọc đối xứng cuống, tròn và thon. Hoa mọc thành bông nhỏ màu trắng lưỡng tính có mùi thơm dịu. Kha tử được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, đây là một vị thuốc chữa nhiều bệnh.

Cây kha tử nhiều tác dụng

Theo nghiên cứu cho thấy, thành phần hóa học của kha tử có 20-40% chất tamin bao gồm axit elagic, axit galic luteolic. Lượng tamin có khi lên tới 51,5% nếu quả khô. Ngoài ra, trong nhân của hạt còn có 37% dầu vàng nhạt, màu trong. Do có thành phần này nên kha tử còn được dùng trong kỹ nghệ thuộc da xuất khẩu ra nước ngoài. Theo tài liệu cổ, kha tử có vị ngọt chát, nhạt hơi chua, tính mát đi vào các kinh phế đại tràng và thận. Xin giới thiệu bài thuốc từ kha tử.

*Kha tử có tác dụng chữa được bệnh về đường tiêu hóa, trường hợp đi ngoài phân hỏng kéo dài, bụng đầy chướng ậm ạch khó tiêu, kiết lỵ lâu ngày đi ngoài ra máu mũ. Dùng 3-6g sắc uống trong ngày. Có thể kết hợp với vị thuốc khác. Quả kha tử 200g, vỏ qua lựu 50g. Cẩ hai vị thuốc này sao vàng tán nhỏ uống với nước sôi để nguội  ngày 10g uống đến khi khỏi đi ngoài.

*Chữa bệnh ho kéo dài: Dùng trong trường hợp ho khan, ho gió, ho có đờm do lạnh, do viêm họng, viêm phế quản hay amidan. Quả kha tử 4g, đan sâm 4g. Cả 2 vị thuốc này cho vào 500ml nước sấc kỹ còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. Uống khi hết ho thì dừng.

*Chữa xích bạch đới, di tinh, trĩ và ra mồ hôi trộm: Kha tử 12 quả, 6 quả để nguyên và 6 quả nướng lên bỏ hạt tán nhỏ uống với nước cam thảo ngày 10g. Ngoài dạng thuốc sắc, thuốc bột, người ta còn chế thành dạng thuốc viên hoàn uống cho đễ.

BS Đức Quang

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Từ Khoá

BẢN DESKTOP