Doanh nghiệp

Cáp treo lên Chùa Bà (Tây Ninh) chỉ còn 100.000 đồng/vé

  • Tác giả : PV
KDL Sun World Ba Den Mountain sẽ miễn phí vé cáp treo lên Chùa Bà cho các Tăng ni, đồng thời áp dụng mức vé đồng giá 100.000 đồng/vé dành cho Phật tử và du khách lên Chùa dự lễ Vu Lan.
Cap treo len Chua Ba (Tay Ninh) chi con 100.000 dong/ve
Vé cáp treo dành cho Phật tử và du khách lên Chùa dự lễ Vu Lan chỉ còn 100.000 đồng/vé. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Thường diễn ra hàng năm vào những ngày cuối cùng của tháng 7 âm lịch – thời điểm gần với ngày vía Đức Bồ tát Địa Tạng Vương, lễ Vu Lan báo hiếu tại hệ thống các chùa núi Bà được tổ chức với tâm nguyện trở thành chuyến đò cuối cùng để cứu vớt những chúng sinh còn sót lại giữa những mê trầm, đắm nhiễm. Đây cũng là chuyến đò của những ân tình và nhân duyên thiện lành, để các Phật tử được trải nghiệm sâu sắc hơn với phương châm sống biết ơn và đền ơn - lối sống đẹp của mỗi người con Phật.
Cap treo len Chua Ba (Tay Ninh) chi con 100.000 dong/ve-Hinh-2
Đại lễ Vu lan báo hiếu sẽ được tổ chức tại Linh Sơn Tiên Thạch Tự (Chùa Bà). Ảnh: Ngô Trần Hải An
Năm nay, Đại lễ Vu lan báo hiếu sẽ được tổ chức tại Linh Sơn Tiên Thạch Tự (Chùa Bà) - ngôi chùa cổ nhất tại hệ thống các chùa núi Bà với tuổi đời 300 năm, gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát – biểu tượng tâm linh của người dân Nam bộ. Trong khung cảnh trang hoàng rực rỡ với cờ Phật giáo, đèn hoa..., nhiều nghi thức tôn nghiêm sẽ được tổ chức trong Lễ Vu Lan báo hiếu năm nay, trong thời gian từ 7h sáng đến 13h chiều.
Theo đó, từ 7h- 8h30 ngày 8/9 là khoảng thời gian để các Phật tử vân tập và cung nghinh Chư tôn Đức tăng ni quang lâm. Khai mạc Đại lễ Vu Lan sẽ diễn ra chính thức vào 9h sáng và tiếp đến là các nghi thức trang trọng sẽ được tổ chức như Dâng pháp y công đức, tác pháp trai đường…
Là một ngày lễ lớn của đạo Phật, đại lễ Vu Lan là một trong các pháp môn thực hành hạnh nguyện tri ân, báo ân, báo hiếu của Tăng Ni, tín đồ, cư sĩ, Phật tử, noi theo tấm gương đạo hạnh của đức Tôn giả Mục Kiền Liên trong kinh điển Phật giáo. Tại Việt Nam, với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên, ngày lễ Vu Lan của Đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hình thành Lễ hội Vu Lan Báo hiếu. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay mùa Vu Lan Báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Cap treo len Chua Ba (Tay Ninh) chi con 100.000 dong/ve-Hinh-3
Linh Sơn Tiên Thạch là ngôi chùa cổ nhất với tuổi đời 300 năm trong hệ thống chùa núi Bà. Ảnh: Ngô Trần Hải An
Được tổ chức trang nghiêm tại Linh Sơn Tiên Thạch Tự vào những ngày cuối cùng của tháng 7 Âm lịch, Đại Lễ Vu Lan của hệ thống chùa Núi Bà sẽ tiếp tục là khoảng thời gian để mỗi người thực hành và khắc sâu hạnh nguyện báo hiếu, hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà và những người thân yêu, đồng thời cũng là dịp để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng dân tộc, anh linh anh hùng liệt sỹ, tổ tiên, cửu huyền thất tổ của các gia đình trong toàn xã hội.
Đến núi Bà Đen, về với Chùa Bà, không chỉ là để tham dự “chuyến đò của ân tình và nhân duyên thiện lành”, mà còn để tâm tĩnh, lòng an, giữa không gian thanh khiết, tận hưởng nguồn năng lượng an lành từ ngọn núi thiêng Nam Bộ, hành trình mùa Vu Lan báo hiếu năm nay sẽ là một hành trình giàu cảm xúc đặc biệt, với du khách và Phật tử thập phương.
PV
Từ Khoá

BẢN DESKTOP