Y học và đời sống

Cao động vật để lâu bị mốc

  • Tác giả : Thúy Nga
(khoahocdoisong.vn) - Cao động vật đã bị mốc không nên sử dụng để tránh "lợi bất cập hại ". Có người nghĩ đơn giản chỉ cần lau "sạch" nấm mốc hoặc nấu chín lại cao là an toàn. Sự thật lại hoàn toàn khác, mặc dù nấm mốc không thể làm chết người ngay, nhưng di hại của nó lại khôn lường.

Hỏi: Tôi và mấy người bạn chung nhau nấu một nồi cao ngựa nên mỗi gia đình đều có rất nhiều. Vì dùng lâu không hết nên xảy ra hiện tượng cao bị mốc. Xin hỏi, tại sao cao để lâu bị mốc?Có khắc phục được hiện tượng mốc không? Cao bị mốc ăn có độc hại không (mốc trước khi ăn đã rửa sạch?

Nguyễn Văn Hùng (Hưng Yên)

LY Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Việt Nam: Cao là sản phẩm chế biến từ xương động vật đều có hàm lượng các chất dinh dưỡng và các hoạt chất sinh học cao, nên là môi trường thuận lợi cho sự phát sinh , phát triển của các loài sinh vật, nhất là nấm mốc. Ở điều kiện nhiệt độ thích hợp (25- 30˚c) và các độ ẩm không khí thích hợp (80-90%) nếu có hàm lượng nước (thủy phần) lớn hơn 50% là nấm mốc sẽ phát sinh, phát triển mạnh và tạo thành trên bề mặt miếng cao những lớp nấm mốc màu trắng xen kẽ các mầu xanh, vàng ... và có mùi hôi rất đặc trưng, phân hủy và làm mất tác dụng của cao, đồng thời tiết ra những chất độc hại và thấm sâu vào miếng cao. Nhưng chất độc hại này ngay cả khi đui sôi, nấu chín ... vẫn không mất độc tính.

Trong các loại nấm mốc, có nhưng loại rất nguy hiểm như: Aspergillus, Flavus sinh ra độc tố Afaltoxin có thể gây ung thư cho người. Bởi thế về nguyên tắc khi cao (dù là cao gì ) đã bị mốc không nên sử dụng để tránh "lợi bất cập hại ". Có người nghĩ đơn giản chỉ cần lau "sạch" nấm mốc hoặc nấu chín lại cao là an toàn. Sự thật lại hoàn toàn khác, mặc dù nấm mốc không thể làm chết người ngay; nhưng di hại của nó lại khôn lường.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP