Y học và đời sống

Cảnh báo điều trị đau lưng sai gây áp xe ngoài màng cứng

  • Tác giả : Mai Nguyễn
(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân được tiêm thuốc vào vùng cơ cạnh sống thắt lưng, không rõ thuốc gì. Sau tiêm 10 ngày, bệnh nhân đau lưng nhiều hơn, xuất hiện sốt và tê bì, yếu hai chân, phải nhập viện.

Nhập viện sau tiêm thuốc vào thắt lưng 10 ngày

TS.BS Nguyễn Vũ, Phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh cột sống và chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Bệnh nhân nam 20 tuổi, có tiền sử đập vật cứng vào vùng lưng  1 tháng. Bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng kéo dài.

Bệnh nhân được tiêm thuốc vào vùng cơ cạnh sống thắt lưng, không rõ thuốc gì. Sau tiêm không đỡ đau. Sau đó 10 ngày bệnh nhân đau lưng nhiều hơn, xuất hiện sốt và tê bì dần 2 chân, yếu hai chân và đau dọc từ mông xuống đùi đến cẳng chân. Bệnh nhân vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng đi lại khó khăn.

Hình ảnh khối chèn ép ống sống.

Hình ảnh khối chèn ép ống sống.

Các bác sĩ đã chỉ định chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân. Kết quả xác định có khối áp xe trong cơ cạnh sống, khối áp xe lan xuống ngoài màng cứng chèn ép ống sống

Sau mổ 5 ngày bệnh nhân đã đi lại bình thường, không còn biểu hiện chèn ép thần kinh như trước mổ.Bệnh nhân được ra viện sau đó. Đi lại hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cần đeo nẹp mềm cột sống sau 6-8 tuần.

Khối chèn ép ống sống đã được lấy ra ngoài.

Khối chèn ép ống sống đã được lấy ra ngoài.

Nguy cơ nhiễm trùng khớp, cắt cụt chân vì điều trị sai

TS.BS Nguyễn Vũ cho biết, hiện nay việc tiêm giảm đau trực tiếp vào vùng cạnh sống lưng hoặc tiêm khớp diễn ra tương đối phổ biến mà đa phần người bệnh không rõ chẩn đoán cũng như thuốc được tiêm.

Tuy nhiên, biến chứng gặp phải của những can thiệp này là tương đối nhiều, đặc biệt nguy cơ gây áp xe hay nhiễm trùng khớp là rất lớn. Nhiều bệnh nhân nhiễm trùng khớp dẫn đến cắt cụt chân hay biến chứng áp xe, máu tụ ngoài màng cứng tủy chèn ép tủy - rễ thần kinh gây liệt hai chân hay tứ chi là rất nhiều.

BS Vũ cảnh báo một số dấu hiệu nguy hiểm sau khi tiêm chọc trực tiếp vào lưng cần lưu ý:

Bệnh nhân có sốt, đau lưng và tăng nhạy cảm đau vùng cột sống.
Thường có triệu chứng sốt, rét run, vã mồ hôi, tuy nhiên có thể không sốt, bạch cầu
bình thường.
Biểu hiện lâm sàng trên bề mặt da: nhợt chỉ chiếm 15%.
Đau vùng cột sống, đau tăng lên khi sờ.
Có thể diễn tiến rất nhanh từ triệu chứng rễ, đến yếu liệt chi, và rối loạn cơ tròn.
Bệnh nhân có thể có viêm não, dấu hiệu màng não.
Mất chứng năng tủy sống do hai cơ chế: chèn ép và tắt tĩnh mạch ngoài màng
cứng.

Bệnh nhân bị đái tháo đường, suy thận mạn, nghiện rượu lại càng nguy hiểm.

BS Vũ cảnh báo, khi bị chấn thương, bệnh nhân cần đến bệnh viện sớm, tránh tự điều trị, tiêm các thuốc không rõ nguồn gốc dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Mai Nguyễn

BẢN DESKTOP