Khoa học & Công nghệ

Cẩn trọng mang bệnh vì ăn da bổ sung collagen

tăng cường collagen cho da, nhiều người đã ăn da, nhất là da lợn, da cá… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách bổ sung này có thể vô hình trung rước độc vào cơ thể.

Ăn da chưa chắc bổ da, lại rước thêm bệnh

Theo quan niệm từ xưa đến nay của nhiều người, da lợn, gà, cá… là một thực phẩm có thể giúp bổ sung chất béo nhưng cũng giúp tăng cường collagen để có làn da đẹp hơn.

Nhưng theo TS Trần Thị Mai Phương, nguyên trưởng bộ môn chế biến, bảo quản và an toàn thực phẩm, Viện Chăn nuôi, trong da của các gia cầm, cá… đều có hàm lượng collagen nhất định. Khi ăn da lợn sẽ giúp bổ sung một phần collagen cho cơ thể của con người.

Cẩn trọng mang bệnh vì ăn da bổ sung collagen.

Tuy nhiên, có nhiều loại collagen và mỗi loại sẽ có thành phần cấu trúc, tổ chức siêu phân tử sẽ phân bố ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Vì thế, việc cho rằng ăn da sẽ bổ da là chưa chắc đã phù hợp.

Nhất là hiện nay, tình trạng dư thừa chất béo trong cơ thể chúng ta thường cao, nếu ăn thêm da vô hình trung bổ sung thêm chất béo (nhất là chất béo động vật) làm tăng thêm các bệnh lý như mỡ máu, tiểu đường, tìm mạch, huyết áp…

Đồng quan điểm, PGS. TS Vũ Thu Trang (Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm) phân tích thêm, trong tự nhiên, con người có thể bổ sung lượng collagen bằng cách sử dụng những loại thực phẩm có nhiều collagen như chân giò lợn, thịt cá,….

Trước đây, mọi người ăn toàn bộ con gà, kể cả mỡ và da, vì gà được nuôi tốt. Bây giờ hầu hết gà được nuôi theo trang trại, tiêm phòng dịch cúm liên tục, ăn tăng trọng. Vấn đề là bất cứ hóa chất nào mà con gà tiêu thụ đều tích trữ trong mỡ. Da gà chứa chủ yếu là mỡ, nên nó khá độc nếu tồn dư chất tăng trọng, kháng sinh.

Chọn cách bổ sung collagen tự nhiên

Ngoài ra, theo các chuyên gia, hiện nay, để đẩy nhanh tiến độ, các lò giết mổ lợn thường cạo sống. Vì vậy, chân của lông lợn vẫn còn ở lại bì rất khó tiêu hóa ảnh hưởng đến dạ dày. Hiện ở nước ngoài, người ta không dùng bì lợn làm thực phẩm trực tiếp mà chỉ sử dụng để làm thạch và chất phụ gia hoặc thuộc da trong công nghiệp.

Một số con vật thải chất độc qua ba con đường chính là mồ hôi, nước tiểu hoặc đường ruột. Khi các chất này chưa kịp thoát ra, con vật đã bị giết, khiến da có thể chứa độc. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý ngâm nước và rửa sạch da trước khi chế biến.

Da lợn, bò cũng chứa nhiều vi sinh vật. Việc ăn da dưới dạng tái, lên men (làm nem), nộm cũng chứa nhiều nguy hại, đặc biệt nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Đối với làn da, BS Nguyễn Quang Minh, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Da Liễu Trung ương đưa ra lời khuyên, việc tái tạo collagel trong cơ thể quan trọng là ăn uống đủ dưỡng chất. Việc đưa collagel từ ngoài vào cơ thể với mục đích thẩm mỹ không phải là giải pháp hiệu quả lâu bền.

Việc tái tạo collagel trong cơ thể quan trọng là ăn uống đủ dưỡng chất.

Khoa học hiện đại đã chứng minh ăn bì lợn sạch cũng có tác dụng tăng sinh collagel, chống lão hóa. Tuy nhiên, nên ăn dưới dạng ninh nhừ như thịt đông. Để bổ sung collagen tự nhiên, uống bột mầm đậu nành, hạt lanh, sữa đậu nành, cá, các loại hạt dầu omega-3, rau màu xanh đậm, trái cây và củ màu đỏ…

Với những người thiếu collagen đã gây khô da, nám, da không đều màu, thì bôi dưỡng ẩm bằng chất béo sinh lý của da hiện có bán tại các hiệu thuốc.

“Ở Việt Nam, da cá tra đã được nghiên cứu thủy phân ra collagen. Axit béo omega-3 có tác dụng bảo vệ các tế bào và giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, những người đang bị ho, cơ địa dị ứng… nên tránh ăn cá, nhất là cá biển, để đề phòng nguy cơ dị ứng. Một số loại cá sống ở tầng đáy, hoặc trong những ao hồ nước không đảm bảo sạch thì da cá dễ tích tụ các chất sắt, sunfat đồng, các hợp chất vô cơ kết tủa trong bùn tích tụ ở da cá thậm chí có thể gây gút, ngộ độc, ung thư” – PGS. TS Vũ Thu Trang.

Hiền Vân

BẢN DESKTOP