Chữa bệnh không dùng thuốc

Cẩn trọng khi dùng mướp đắng chữa tiểu đường

Mướp đắng là loài quả rất phổ biến ở nước ta và được xem là dược liệu có khả năng giúp hạ đường huyết bằng cách chế biến thành nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước mướp đắng nhưng không hiểu cơ địa hay bệnh lý của bản thân thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.

Mướp đắng nhiều giá trị

Nhiều vitamin nhưng làm hạ huyết áp

Mướp đắng được trồng và sử dụng làm thức ăn ở nhiều gia đình với các món khoái khẩu như nấu với tôm, xào tứng, hấp thịt… Ngoài ra, mướp đắng được sử dụng như một vị thuốc giúp hạ đường huyết ở nhiều địa phương. Thậm chí, mướp đắng được dùng để ăn sống với hương vị riêng ít loài quả khác có được.

ThS Ngô Đức Phương, nguyên cán bộ Viện Dược liệu cho biết, quả mướp đắng xanh có nguồn vitamin và axit amin cần thiết cho cơ thể, nhất là vitamin C. Trong 100g thịt quả có chứa 188mg vitamin C. Ngoài ra, trong thịt quả còn chứa hợp chất glycosid có tác dụng hạ đường huyết nhưng không độc hại. Chính vì thế, mướp đắng được sử dụng để làm dược liệu cho bệnh nhân đường huyết một cách rộng rãi và dễ dàng.

Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều người lạm dụng và sử dụng không phù hợp gây nên những ảnh hưởng sức khỏe. Cụ thể, tiểu đường có hai tuýp: 1 và 2. Tuýp 1 là cơ thể người bệnh không sản sinh ra isulin nên muốn điều trị cần phải tiêm bổ sung vào cơ thể. Tuýp 2, chiếm 95% người bệnh, chủ yếu do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa isulin vào một giai đoạn nhất định như khi lớn tuổi, bị các bệnh lý…

Lúc này, cần uống thuốc để kiểm soát chuyển hóa isulin và giúp đường huyết hạ xuống mức an toàn. Vì thế, mướp đắng được khuyến cáo sử dụng khi người bệnh bị tiểu đường tuýp 2. Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, mướp đắng không có tác dụng.

Ngoài ra, mướp đắng có nhiều vitamin C giúp làm mát cơ thể nên đồng thời cũng làm hạ huyết áp. Trường hợp bệnh nhân bị đường huyết nhưng huyết áp thấp cũng cần cân nhắc sử dụng để tránh bị các tác động tiêu cực. Dấu hiệu sử dụng mướp đắng làm hạ huyết áp như người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay run rẩy… Nhiều người bệnh cho rằng đây là dấu hiệu đường huyết giảm nên vẫn tiếp tục sử dụng, nhưng thực chất hai tiệu chứng gần giống nhau nên người bệnh nhầm lẫn.

Để tránh hạ huyết áp khi dùng mướp đắng chữa tiểu đường cần uống, ăn mướp đắng khi đang no như sau bữa ăn, sau khi đã lót dạ bằng đồ ăn nhẹ giữa buổi… Đồng thời có thể pha loãng nước mướp đắng khi uống.

Chọn quả nhỏ nhiều chất hơn quả to

Khi chọn mướp đắng để chế biến sử dụng chữa tiểu đường nên chọn quả nhỏ. Bởi quả nhỏ có hàm lượng vitamin và các hoạt chất, axit amin cao hơn quả to. Nên chọn quả xanh thay vì quả chín để hàm lượng các chất không bị suy giảm.
Khi chế biến mướp đắng có thể nên ăn tươi, hoặc thái lát để hơi héo và hãm nước uống. Tránh phơi quá khô cũng như nấu quá lâu. Càng để héo và gia nhiệt lâu lượng vitamin và các chất mất đi càng lớn. Theo đó, cắt phơi nắng cho khô có thể làm mất 70-80% vitamin C, nấu sôi 10 phút mất 50%. Không nên cắt lát mướp đắng rồi mới rửa, thay vào đó nên rửa rồi mới cắt lát. Muốn chế biến mướp đắng để làm nước uống tốt nhất nên rửa sạch, cấp đông vào ngăn đá tủ lạnh sau đó bào nhỏ ra để hãm nước uống. Khi nào uống thì mới bào thay vào bào xong lại cấp đông cũng không tốt.

Hà Linh (ghi)

BẢN DESKTOP