Dữ liệu y khoa

Căn bệnh xã hội ‘bị lãng quên’ nhưng cực kỳ nguy hiểm

Trong số các bệnh xã hội, bệnh giang mai là một trong những bệnh nguy hiểm để lại nhiều biến chứng nhất nếu không được điều trị kịp thời.

Ảnh minh họa.

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ, Nguyên trưởng phòng khám khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết giang mai là một bệnh phổ biến, nguy hiểm trong các bệnh xã hội. Hiện nay, người ta chỉ sợ các bệnh lậu, sùi mào gà, bệnh HIV mà nhiều người quên đi bệnh giang mai không để ý tới biểu hiện của bệnh để phát hiện bệnh sớm.

Bệnh do một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Bệnh tồn tại nhiều năm trong cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng trên mọi cơ quan, người bị nặng có thể bị liệt, tâm thần, tim và thậm chí là tử vong.

Theo thống kê, có đến 95% số người mắc bệnh giang mai là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn, trong đó số người trẻ tuổi mắc bệnh giang mai chiếm tỉ lệ cao gấp đôi.

Từng có trường hợp, vợ mang bầu chồng không chịu được đi “đổi gió” với gái bán hoa và hậu quả là mắc phải căn bệnh giang mai.

Đường lây của bệnh giang mai, theo bác sĩ Cừ, quan hệ tình dục là con đường chính lây nhiễm loại bệnh này.

Nếu người mắc bệnh giang mai mà đi hiến máu hoặc cho máu người khác sẽ gây lây nhiễm sang cho người khác. Chỉ cần một vết trầy xước nhỏ cũng đã khiến bất cứ ai có nguy cơ mắc bệnh giang mai nếu người tiếp xúc cùng cũng có vết xước.

Với phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai hay các bệnh xã hội khác nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây lây nhiễm sang cho con.

Việc sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc bơm kim tiêm không được khử trùng đều khiến bạn có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh giang mai.

Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, đồ lót.. cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm bệnh giang mai. Tuy nhiên, trường hợp này là rất ít xảy ra.

Khác với các bệnh xã hội khác, bác sĩ Cừ nhấn mạnh bệnh giang mai diễn biến qua ba giai đoạn. Trong đó có 1 giai đoạn tiềm ẩn ở giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3:

Giai đoạn 1: Vết săng giang mai ở cơ quan sinh dục là đặc điểm đầu tiên để nhận biết bệnh. Vết săng không gây đau hay ngứa, có màu đỏ, hình tròn, bầu dục và bờ nhẵn, nông.

Giai đoạn 2: 6-8 tuần vết săng giang mai biến mất, biểu hiện toàn thân là những ban màu hồng như cánh đào nổi nhiều. Có cả những vết sẩn, phỏng nước, vết lở loét nhưng người bệnh không đau, không ngứa. Không cần điều trị các triệu chứng cũng tự hết, tuy nhiên giai đoạn này các dịch mủ từ bệnh nhân có chứa rất nhiều xoắn khuẩn, khả năng lây nhiễm rất cao.

Giai đoạn tiềm ẩn: các triệu chứng không còn biểu hiện ra ngoài nhưng xoắn khuẩn vẫn tấn công cơ thể người bệnh ở bên trong.

Giai đoạn 3: Giang mai hủy hoại gần như toàn bộ phủ tạng, tủy, cơ, xương, khớp người bệnh. Tính mạng con người bị đe dọa.

Bệnh giang mai chỉ có thể điều trị khi còn đang ở giai đoạn đầu, tổn thương mức độ nhẹ.

Khi nghi ngờ mắc bệnh giang mai hoặc những người thường xuyên có hành động quan hệ tình dục không an toàn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra cách điều trị tốt nhất.

Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)

BẢN DESKTOP