Y học và đời sống

Cách trị đau bụng, bế tắc đường tiêu hóa

y là một chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm do nhiễm độc gây đau bụng quằn quại, buồn nôn không nôn được, muốn đi ngoài không đại tiện được. Khi bị bệnh này cần nhanh chóng đánh gió cho độc tà ra ngoài, giúp người bệnh nôn ra nếu không chết rất nhanh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xoắn ruột vì cảm nhiễm độc tà

Đông y gọi bệnh này là chứng can hoắc loạn, hoắc loạn khan hoặc là “giải trường sa”. Hoắc loạn khan là muốn nôn không nôn được, muốn đi ngoài không đi được, bụng đau quằn quại, chính khí bị bế tắc, âm dương bị cách ly, mất điều hòa, khí trệ, huyết ngưng. Nguyên nhân phần nhiều do hàn khí xâm nhập tràng vị, gây bế tắc rối loạn, trướng bụng.

“Giảo trường sa” được hiểu như sau: Giảo là xoắn lại, quặn lại; Trường là ruột. Giảo trường là vùng ruột bị cảm nhiễm độc tà gây bế tắc đường tiêu hóa, huyết mạch nên ruột bị đau xoắn, quằn quại. Chữ Sa: gồm có bộ khung bệnh ở ngoài, chữ Sa là Cát ở trong nhưng vẫn đọc là sa. Chữ Sa ở đây chỉ về cảm nhiễm độc tà, dịch khí vào ruột và gây bệnh nằm trong phạm vi hoắc loạn hoặc can hoắc loạn.

Nếu chứng sa chỉ nhiễm ở vùng cơ biểu bì có hiệu tượng ngoài da nổi những nốt nhỏ ly ty như hạt cát (vì sa là cát). Giống như dân gian gọi là đậu lào. Cho nên y học cổ truyền mới có danh từ  “quát sa” tức là cạo gió (đánh gió) ở vùng trán, hai bên sống lưng, vùng ngực. Khi cạo gió xong những nốt màu tím nổi lên, người ta phải khêu cho độc tà xuất ra ngoài. Bị chứng Sa (Sa chứng) cấm không được ăn các chất dính như gạo nếp, bột mỳ và các loại khó tiêu hóa.

Khi bị chứng can hoắc loạn bằng mọi cách phải cho nôn ra để cấp cứu, nếu không người bệnh chết rất nhanh. Cổ phương dùng muối rang rồi hòa với nước nóng lạnh cho uống để nôn ra hoặc cho trần bì cùng sắc với muối cho uống để nôn ra.

Phải trích ngay vùng ủy trung (huyệt nằm ở giữa (trung) giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân(uỷ), tức là dưới da chính giữa vùng chám kheo, khe khớp gối) cho chảy máu, dùng bột phèn chua cho uống để nôn ra, đồng thời có thể trích cả 10 đầu ngón tay cho chảy máu. Tiếp đó cho uống mấy ngụm nước bột sa nhân, ợ được mươi tiếng là khỏi, hoặc cạo gió vùng trán và vùng sau gáy sống lưng.

Thuốc cấp cứu hồi sinh

Khi bị can hoắc loạn nếu nguy cấp phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Điều trị chủ yếu là ôn dương, tán hàn bằng các bài thuốc sau:

Bài “Vệ sinh cấp cứu hồi sinh đan” gồm: Chu sa 4,5g, băng phiến 0,9g, bạc hà băng (tinh bạc hà đã chế) 0,6g, phấn cam thảo (cam thảo giòn bẻ gẫy có bột) 3g. Các vị cùng tán bột, chia làm 3 lần uống, uống với nước sôi. Cứ 30 phút uống một lần. Nếu nôn dữ dội thì sau khi nôn cho uống ngay, uống rồi đắp chăn cho ấm, ra được mồ hôi là khỏi.

Chủ trị: hoắc loạn thổ tả chuyển cân (chân tay co quắp, chuột rút), sa chứng bạo bệnh, hoa mắt, chóng mặt, cổ họng sưng đau, đi kiết lỵ ra chất nhầy đỏ, đau bụng, chứng lâm (đái buốt) cấp tính.

Bài “Vệ sinh phòng dịch bảo đan” gồm: Cam thảo 300g, tế tân 45g, bạch chỉ 30g, bạc hà 12g, băng phiến 6g, chu sa 90g. Các vị tán nhỏ, phun nước làm viên to như hạt ngô đồng, bột chu sa làm áo bọc ngoài (lắc bột chu sa với thuốc viên cho ăn đều ở ngoài). Nếu điều trị bệnh hoắc loạn thì mỗi lần uống 80 viên, uống với nước sôi.

Nếu chữa các chứng khác thì mỗi lần chỉ uống từ 40 – 50 viên, uống với nước sôi. Nếu chỉ dùng để dự phòng dịch bệnh (tiêu chảy, thổ tả) lây lan truyền nhiễm, nhức đầu, đau răng bình thường chỉ ngậm (không uống) cho tan ra rồi nuốt từ 1-5 viên.

Chủ trị: Hoắc loạn chuyển cân, kiết lỵ, đau bụng, các sa chứng, nhức đầu, đau răng vùng dưới tâm, dưới mạn sườn và các khớp đốt, kinh lạc toàn thân bị đau, khí uất, đàm uất, thực uất, nôn mửa…

TTND.Lương y giỏi Trần Văn Quảng (Hội Đông y Việt Nam)

BẢN DESKTOP