NHÌN THẲNG

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

  • Tác giả : Luật sư Đăng Ngọc Duệ
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 2 đối tượng khác nhau, gồm: Cá nhân cư trú; Cá nhân không cư trú.

Hỏi: Tôi ký hợp đồng lao động 6 tháng không có cư trú và sau đó có cư trú. Xin hỏi, cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công theo quy định với người cư trú và không cư trú có gì khác nhau?

Đỗ Văn Quang (Hà Nội)

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương ảnh 1

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Trả lời: Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 2 đối tượng khác nhau, gồm: Cá nhân cư trú; Cá nhân không cư trú.

Trong đó, cá nhân cư trú lại được chia thành 2 trường hợp, đó là cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

Với mỗi đối tượng, mỗi trường hợp trên đều có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau và đặc biệt chỉ có cá nhân cư trú mới được tính giảm trừ gia cảnh.

Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú: Với trường hợp ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, công thức tính thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

Để tính được thu nhập tính thuế cần thực hiện theo các bước sau: Tính tổng thu nhập; Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có); Tính thu nhập chịu thuế theo công thức; Tính các khoản giảm trừ; Tính thu nhập tính thuế theo công thức... Số thuế phải nộp được tính như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x tổng thu nhập trước khi trả.

Với cá nhân không cư trú: Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x thu nhập chịu thuế.

Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

LS Đăng Ngọc Duệ (Đoàn Luật sư Hà Nội)

Luật sư Đăng Ngọc Duệ

BẢN DESKTOP