Chữa bệnh không dùng thuốc

Cách thở trị bệnh mạn tính và ung thư

Dùng hơi thở chỉ tức và quán tức là một phương pháp trị bệnh mạn tính và ung thư hiệu quả được các bậc tôn sư tu luyện tịnh công và thiền định chân truyền xưa nay ứng dụng cùng với các phương pháp trị liệu khác.

Bệnh mạn tính là các bệnh tồn tại lâu dài, thường do cấp tính chuyển thành. Bệnh có thể cục bộ ở một cơ quan , một bộ phận cơ thê hay có tính chất toàn hệ thống. Bệnh thường biểu hiện dưới hình thức viêm,  từ viêm cơ, viêm da, viêm xương đến viêm các nội tạng, thần kinh, não tủy. Một tỷ lệ viêm mạn tính có thể chuyển thành viêm ác tính – ung thư.

Phương pháp trị liệu có nhiều như thuốc, phẫu thuật, chiếu xạ…

Về khí công kết hợp trị liệu, từ xưa đến nay các nhà nghiên cứu cho rằng, dùng hơi thở chỉ tức và quán tức là hiệu quả nhất. Phương pháp này đã được các tổ sư, các bậc tôn sư tu luyện tịnh công và thiền định chân truyền từ xưa cho đến nay.

Chuẩn bị: Trước tiên bệnh nhân tự khởi động để giản mở cân cơ xương, nếu biết các bài bát đoạn cẩm, trường sinh âm dương hay khí công dịch cân kinh, tẩy tủy kinh thì càng tốt

Lan tỏa nhiệt lực và khí lực: Người bệnh ngồi trên ghế hoặc dưới sàn, tay trái đặt vào huyệt đản  trung (chỗ lõm giữa ngực) thở ra gập người xuống, mặt đối đất và niệm âm “Ha” thành tiếng. Khi hít vào từ từ ngồi thẳng dậy. Thở độ 3 – 5 hơi thở. Với hơi thở này sẽ tạo nhiệt lực làm toàn thân ấm và tạo thuận lợi cho khí lực lan tỏa toàn thân.

Tiếp theo hơi thở nhiệt lực là hơi thở khí lực, thở ra  gập người xuống và thở mạnh ra bằng  cả mũi và mồm, để trọc khí trong ổ bụng và ngực thải hết, hít vào bằng mũi để hít thanh khí vào phổi. Đồng thời trong khi thực hiện động tác quán tưởng trong suy nghĩ trăm kinh bách cốt đều thông. Thực hiện 3 – 5 hơi thở.

Nhận biết hơi thở: Ta bắt đầu quán chiếu sự vận hành hơi thở (quán là quan sát, chiếu là sáng tỏ) để đưa hơi thở từ thô đến tế, rỗng lặng và thanh tịnh. Trước tiên ta quan sát sự vận hành của hơi thở để tâm cảm nhận rõ sự liên tục của hơi thở. Tiếp theo ta quan sát sự vận hành của hơi thở, để tâm cảm nhận rõ sự đều đặn của hơi thở. Sau đó ta vẫn quan sát sự vận hành của hơi thở để tâm cảm nhận rõ sự êm dịu của hơi thở.

Cuối cùng ta vân hướng sâu vào sự vận động hành của hơi thở để tâm cảm nhận rõ sự rỗng lặng của hơi thở.  Khi quan sát sự vận hành của hơi thở phải hoàn toàn tự nhiên để thấy hơi thở lắng dịu, vi tế dần mà ta không được tác động gì đến hơi thở. Hơi thở là cầu nối của thân và tâm. Đến lúc này hơi thở sẽ rất êm dịu, rỗng lặng  sẽ giải tỏa mọi bí kết của thân và tâm, khiến thân tâm thanh tịnh sẽ đẩy lùi mọi bệnh tật, kể cả bệnh mạn tính và ung thư.

BS Nguyễn Văn Thắng

(Chủ nhiệm CLB Khí công Thăng Long)

BẢN DESKTOP