Ý kiến bạn đọc

Cách phòng tránh rủi ro từ cục nóng điều hòa

  • Tác giả : GS.TS Nguyễn Đức Lợi
Hiện hầu hết các gia đình đang để cục nóng điều hòa bị nắng chiếu quanh năm. Đây là nguyên nhân chính khiến cho dàn nóng dễ hư và người dùng lại phải tốn chi phí sửa chữa.

Hỏi: Tôi rất lo lắng khi thấy vụ nổ cục nóng điều hòa gây tai nạn tử vong. Xin hỏi, có cách gì để phòng tránh rủi ro từ cục nóng điều hòa không?

Ngô Văn Bách (Hải Dương)

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời: Trong cục nóng điều hòa, chỉ có một vật liệu dễ cháy là cánh quạt bằng nhựa. Còn lại các bo mạch, vỏ bằng sắt… rất khó cháy.

Môi chất lạnh ở hầu hết các dòng điều hòa đều không hoặc khó cháy như loại môi chất R32 hoàn toàn không cháy, loại R410A rất hiếm khi cháy. Chỉ có dòng điều hòa nhập lậu có sử dụng một số môi chất như propan giống gas đun nấu là có thể cháy.

Một nguyên nhân khác có thể gây cháy là sử dụng điều hòa nhập khẩu từ các nước ôn đới. Ở các nước này do không có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên các bo mạch không được xử lý chống ẩm, chống cháy. Khi gặp điều kiện thời tiết độ ẩm cao, các bo mạch này có thể chập, gây cháy.

Hiện hầu hết các gia đình đang để cục nóng điều hòa bị nắng chiếu quanh năm. Đây là nguyên nhân chính khiến cho dàn nóng dễ hư và người dùng lại phải tốn chi phí sửa chữa. Đặc biệt, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ làm tăng nhiệt độ của cục nóng gây tiêu tốn điện năng.

Vì vậy, vị trí lắp đặt dàn nóng tốt nhất là có mái che, cách tường ít nhất 10 cm và cần tránh hướng gió thổi vuông góc trực tiếp quá mạnh vào cánh quạt hoặc gió từ điều hòa thổi ra bị quẩn sẽ ảnh hưởng đến sức cản lớn cho tốc độ quay của quạt và gây tiêu tốn điện năng. Đặc biệt, cục nóng cần được bảo dưỡng định kỳ.

GS.TS Nguyễn Đức Lợi (Hội Khoa học Công nghệ Nhiệt lạnh và Điều hòa không khí)

GS.TS Nguyễn Đức Lợi

BẢN DESKTOP