Dinh dưỡng

Cách phòng tránh ngộ độc khi đi du lịch

  • Tác giả : Thu Giang (T/H)
Khi đi du lịch, chúng ta thường thưởng thức món ăn mới. Nhưng việc chế biến các món ăn nếu không bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cũng dễ gây ra ngộ độc. Vậy, cần làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch?
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cẩn thận trong việc lựa chọn quán ăn

Khi đến một nơi xa lạ bạn chỉ nên chọn ăn uống ở những nơi có đông đảo thực khách, là quán ăn nổi tiếng. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về các quán ăn trên các website du lịch hoặc các trang chia sẻ kinh nghiệm vì đây đều do những người đã trải qua chia sẻ lại. Trước khi quyết định dùng bữa tại một quán ăn, bạn nên quan sát tổng thể vệ sinh của quán.

Hỏi thăm người dân địa phương về địa điểm ăn uống

Những người dân địa phương sẽ luôn biết được đâu là quán ăn nổi tiếng, những quán ngon mà giá cả lại rẻ. Vì thế bạn chỉ cần trò chuyện và thăm hỏi họ, chắc chắn họ sẽ chỉ cho bạn những địa điểm ăn uống tốt nhất.

Chỉ mua thực phẩm từ nguồn đáng tin cậy và được công nhận; tránh ăn ở những nơi không đậy thức ăn; tránh ăn ở những nơi thức ăn không được che đậy, vì đây là những nơi vi trùng dễ phát triển.

Không nên thưởng thức những món ăn độc lạ

Nếu trước giờ cơ thể bạn dễ mắc phải ngộ độc thực phẩm thì tốt nhất nên tránh xa những món ăn độc lạ tại điểm du lịch. Bạn không nên cố nếm thử những món đặc sản của địa phương như: cá nóc, nhện, côn trùng, sam biển,… Khi thưởng thức nhiều hải sản, bạn nên uống một ít rượu mạnh để giúp tiêu hóa, không nên kết hợp hải sản và nước ngọt.

Nên ăn đồ đã được nấu chín và uống nước đóng chai

Khi thưởng thức một món ăn gì đó, hãy chắc chắn là món ăn đã được nấu chín. Bạn cũng nên tránh ăn những món có dấu hiệu của việc nấu lại nhiều lần. Đối với những món ăn sống hoặc chín tái nếu hệ tiêu hóa của bạn không tốt, thì bạn cũng nên tránh thưởng thức những món ăn này.

Một số nhóm thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm

Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm amoxicillin, ciprofloxacin, azithromycin và metronidazole.

Thuốc chống nôn và tiêu chảy: Các thuốc chống nôn và tiêu chảy được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Thuốc bổ sung điện giải: Các loại thuốc bổ sung điện giải được sử dụng để giúp thay thế các chất điện giải bị mất đi do tiêu chảy.

Men vi sinh: Có thể giúp giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, kiểm soát các đợt bệnh do thực phẩm trong tương lai.

Ngoài ra một số loại thực phẩm như gừng và trà gừng có thể giúp làm dịu dạ dày, cũng như các loại trà thảo mộc như bạc hà có thể giúp giảm nôn khan.

Khi sử dụng thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm, có một số lưu ý quan trọng:

Nếu không chắc chắn về loại thực phẩm gây ngộ độc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và được chỉ định thuốc phù hợp.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc và tuân thủ chính xác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ.

Dùng thuốc không vượt quá liều lượng được chỉ định, vì có thể gây ra tác dụng phụ và nguy hiểm đến tính mạng.

Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là nếu đang mang thai hoặc cho con bú, đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần bổ sung đủ nước và dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Sau khi dùng thuốc, cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Theo các chuyên gia y tế, nếu có dấu hiệu bị ngộ độc, biện pháp sơ cứu ngay lập tức là gây nôn, nhằm hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, sau đó bù nước bằng orezol. Nếu người bệnh bị sốt, tiêu chảy kéo dài hơn 72 giờ và/hoặc nôn mửa nhiều lần, có dấu hiệu mất nước nặng cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Thu Giang (T/H)
Từ Khoá

BẢN DESKTOP