Y học và đời sống

Cách phòng ngừa chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy buổi sáng

  • Tác giả : ThS.BS Nguyễn Văn Thái
Đau cứng vùng cổ sau khi ngủ dậy không phải là trường hợp hiếm gặp, gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động cũng như sức khỏe tinh thần hàng ngày.

Tình trạng này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc theo dõi triệu chứng để tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời là thực sự cần thiết.

Các nguyên nhân gây cổ đau cứng khi ngủ dậy

Đau cổ khi ngủ dậy xảy ra phổ biến ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi, kể cả trẻ em và thanh thiếu niên. Một số ít trường hợp cơn đau xuất hiện không rõ nguyên nhân, trong khi đó phần lớn là do chấn thương hoặc lão hoá. Các yếu tố điển hình phải kể đến như sau:

Sử dụng gối không phù hợp: Nếu nằm gối quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến cho khớp cổ bị sai lệch về phía trước hoặc phía sau và cơn đau cứng khớp cổ.

Ngủ sai tư thế: Khiến các mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép, gây cản trở quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ khiến giải phóng lượng axit lactic nhiều hơn

Thoái hóa khớp cổ: Thoái hóa khớp cổ có thể tiến triển thành thoái hóa đốt sống cổ, gây ra các triệu chứng như cứng khớp cổ, đau cổ và vùng vai gáy, đau cánh tay, tê tay chân sau khi ngủ dậy.

Chèn ép dây thần kinh: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là nguyên nhân khiến cho các dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép và gây đau, cứng khớp cổ.

Co thắt cơ, căng thẳng cơ: Có nhiều nguyên nhân gây căng thẳng cơ và khiến cơ bị áp lực, ví dụ như khi bị căng thẳng.

Đau xơ cơ: Bệnh đau xơ cơ là chứng rối loạn các khớp gây đau nhức cơ bắp, có thể gây cứng khớp cổ khi ngủ dậy.

Viêm màng não: Cứng cổ là một trong những triệu chứng của viêm màng não khi cột sống và não tủy bị tổn thương. Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng đau cứng cổ khi ngủ dậy buổi sáng

Cách phòng đau cứng cổ khi ngủ dậy buổi sáng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Triệu chứng sáng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy có khả năng tự lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau cứng vùng cổ xảy ra thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm hay cơn đau tiến triển nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên cân nhắc liên hệ sớm với bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số triệu chứng phức tạp cần lưu ý:

- Sốt.

- Đau đầu.

- Đau ngực và khó thở.

- Xuất hiện khối u ở cổ.

- Khó nuốt.

- Xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay chân.

- Cơn đau có dấu hiệu lan xuống cánh tay hoặc chân.

- Xuất hiện các triệu chứng bất thường liên quan đến bàng quang hoặc ruột.

Cách phòng đau cứng cổ khi ngủ dậy buổi sáng

Cách phòng đau cứng cổ khi ngủ dậy buổi sáng

Biện pháp phòng ngừa chứng đau cổ khi ngủ dậy

Chứng đau cổ sau khi ngủ dậy hoàn toàn có thể được chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu thông qua các biện pháp đơn giản sau:

- Duy trì tư thế ngủ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng thay cho nằm sấp.

- Khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, hãy đặt một chiếc gối giữa hai chân để giữ cho cổ và cột sống luôn thẳng hàng.

- Ưu tiên sử dụng gối lông vũ, gối làm bằng mút hoạt tính khi ngủ và thay định kỳ 1 – 2 năm/lần.

- Tránh sử dụng gối quá cứng hoặc quá mềm vì dễ khiến cơ cổ bị uốn cong.

- Sử dụng đệm có độ cứng vừa phải để nâng đỡ lưng và cổ.

- Duy trì tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi, làm việc, dùng điện thoại, máy tính.

- Tránh khom vai và cúi cổ quá xa về phía trước.

- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường cơ bắp, bao gồm cả cơ cổ, từ đó giúp cải thiện tư thế, giảm căng thẳng và ngăn chặn hiện tượng cứng cơ.

ThS.BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội)

ThS.BS Nguyễn Văn Thái

BẢN DESKTOP