Trong nước

Cách phát hiện và điều trị bệnh lý cục máu đông

  • Tác giả : Thúy Nga
Do đa số các trường hợp huyết khối (cục máu đông) không có biểu hiện lâm sàng nên việc thăm khám lâm sàng chủ yếu là khai thác tiền sử các yếu tố nguy cơ.

Dấu hiệu của bệnh cục máu đông tùy vào bệnh lý

Theo BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa melatec, thời gian đầu, bệnh cục máu đông lý này sẽ không có bất cứ biểu hiện nhận biết nào. Chỉ khi có sự tăng đột biến của số lượng cục máu đông hoặc ngăn cản lưu lượng máu thì cơ thể sẽ bộc lộ một số dấu hiệu sau:

- Chân hoặc tay bị lạnh mặc dù không phải mùa đông.

- Cơ thể người bệnh luôn luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi.

- Sự suy yếu yếu của các chi bị ảnh hưởng.

- Vùng da có xuất hiện cục máu đông sẽ bị thay đổi màu.

- Đau đầu và tê nhức vùng tay, chân là một trong những biểu hiện thường gặp.

- Số lượng cục máu đông gia tăng khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu

Theo các chuyên gia y tế, có 3 cục máu đông thường gặp, chúng được hình thành trong tĩnh mạch.

Huyết khối tĩnh mạch nông: Khối huyết này xuất hiện trong tĩnh mạch, gần với bề mặt da. Loại này thường gây ra những triệu chứng điển hình như:Vùng tĩnh mạch cảm thấy cứng và chạm vào thường gây đau đớn; Vùng da trên tĩnh mạch tấy đỏ; Xuất hiện cảm giác sưng, đau kèm theo tình trạng viêm da.

Cục máu đông tĩnh mạch sâu: Cục máu đông này được hình thành ở trong tĩnh mạch sâu của cơ thể. Thông thường là ở đùi, chân dưới hay xương chậu. Người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có những triệu chứng sau khi có cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch sâu: Sưng phù chân, có thể một chân hoặc cả hai chân; Vùng da bị ảnh hưởng sẽ sưng tấy; Bắp chân và vùng chân xuất hiện những cơn đau quặn thắt.

Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu được đánh giá là một trong những tình trạng y tế khẩn cấp. Bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thuyên tắc phổi: Nếu không được cấp cứu kịp thời, cục máu đông có thể đe dọa đến tính mạng con người. Lúc này, cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch sâu sẽ bị vỡ và di chuyển đến phổi, làm tắc nghẽn phổi. Thuyên tắc phổi nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec cũng khẳng định: Các huyết khối tiến triển âm thầm trong thời gian dài, thường là hậu quả của các bệnh lý hoặc tổn thương mạn tính, do đó trừ khi cục huyết khối hình thành gây tắc mạch, còn lại thì thường không có triệu chứng gì trên lâm sàng. Tùy theo vị trí gây tắc và loại mạch máu bị tắc nghẽn mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

Huyết khối động mạch: Gây thiếu máu cấp tính rồi tiến triển thành hoại từ vùng nhu mô được cấp máu bởi nhánh động mạch bị tắc. Tùy theo vị trí tắc mà có hậu quả khác nhau:

- Tắc mạch chi: gây hoại tử, nếu không thể loại bỏ cục huyết khối gây tắc thì cần tiến hành cắt bỏ chi bị hoại tử.

- Tắc mạch vành: gây nhồi máu cơ tim

- Tắc mạch não: gây nhồi máu não

Huyết khối tĩnh mạch: Đau có thể gặp ở những người huyết khối tĩnh mạch sâu, mức độ đau nhẹ hoặc đau dữ dội, đau tăng khi đi lại;

-Thay đổi màu da: vùng da bị huyết khối tĩnh mạch có xu hướng nóng, đỏ sau chuyển dần thành màu xanh đen hoặc một màu bất thường.

- Sưng chân, cảm giác nặng nề, có thể so sánh thấy sự khác biệt giữa hai bên chân.

- Người bệnh có thể xuất hiện những cơn sốt thường xuyên không rõ nguyên nhân.

- Cảm giác nóng da vùng da bị huyết khối thường nóng hơn so với các vùng khác.

- Có thể thấy những tĩnh mạch nông giãn.

Cách phát hiện và điều trị bệnh lý cục máu đông - Ảnh minh hoạ

Cách phát hiện và điều trị bệnh lý cục máu đông - Ảnh minh hoạ

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị

Do đa số các trường hợp huyết khối không có biểu hiện lâm sàng nên việc thăm khám lâm sàng chủ yếu là khai thác tiền sử các yếu tố nguy cơ. Khi cục huyết khối gây tắc, tùy theo vị trí gây tắc mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau, ví dụ như:

-Thuyên tắc động mạch phổi: biểu hiện lâm sàng 1 tình trạng tâm phế cấp.

- Tắc động mạch vành: lâm sàng hội chứng động mạch vành cấp.

- Tắc mạch chi (không hoàn toàn): cơn đau cách hồi khi di chuyển.

Các phương tiện xét nghiệm, nhất là chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CT, MRI) hỗ trợ giúp chẩn đoán và xác định vị trí tổn thương do huyết khối làm tắc mạch gây ra nhưng ít có giá trị chẩn đoán sớm

Mỗi loại huyết khối có phương pháp điều trị khác nhau vì huyết khối có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể từ não tới chân. Nguyên nhân gây ra bệnh đông máu rất nhiều, nên có nhiều cách điều trị bệnh từ dùng thuốc đến phẫu thuật. Tùy theo vị trí và độ nặng của huyết khối sẽ xác định cách điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị huyết khối hiện này gồm có:

- Điều trị thuốc: Thuốc chống đông, thuốc làm tan cục máu đông.

- Điều trị bằng can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật: Phẫu thuật mở tĩnh mạch loại bỏ huyết khối, phẫu thuật đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học…

Biểu hiện khi có các biến chứng bao gồm: Khó thở không rõ nguyên nhân, ho nhiều đôi khi ho ra máu, đau ngực... là những biểu hiện khi huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng thuyên tắc phổi. Khi có các triệu chứng này cần đến viện ngay để được điều trị kịp thời.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP