Thời sự

Cách hạn chế tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi

  • Tác giả : Thúy Nga
Người bệnh mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng thuốc trúng đích tại Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã khỏe mạnh trở lại sau hơn 1 năm và gặp rất ít tác dụng phụ.

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng thuốc trúng đích

Người bệnh L.V.H, 32 tuổi, nhập viện trong tình trạng khó thở, kiệt sức, ý thức chậm, phải điều trị thở máy. Sau khi thăm khám, chụp cắt lớp vi tính phổi, chụp cộng hưởng từ sọ não, sinh thiết u, xét nghiệm gen và các xét nghiệm chuyên sâu khác, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn IV có đột biến gen EGFR và chỉ định phác đồ điều trị trúng đích.

Sau 2 tuần dùng thuốc, người bệnh đã bắt đầu có đáp ứng với phác đồ điều trị, đỡ khó thở, cai được oxy, triệu chứng nôn giảm, đau đầu hết dần.

Hình chụp cắt lớp vi tính sọ não của bệnh nhân ung thư phổi trước và sau điều trị










Hình chụp cắt lớp vi tính sọ não của bệnh nhân ung thư phổi trước và sau điều trị

Sau 1 tháng điều trị, người bệnh gần như hồi phục hoàn toàn, không còn khó thở, không ho, không đau đầu, trí nhớ phục hồi. Sau 2 tháng điều trị, người bệnh đã có thể đi lại bình thường, bắt đầu quay lại với công việc, chăm sóc gia đình. Hiện nay, sau hơn 1 năm điều trị, người bệnh vẫn khỏe mạnh, tăng cân, đạt đáp ứng tốt với thuốc điều trị.

BSCKII Trần Xuân Vĩnh, Trưởng đơn vị Hóa trị & chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, trước đây những người bệnh điều trị ung thư bằng hóa chất thường gặp nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, hạ bạch cầu, tiểu cầu…đặc biệt là những tác dụng phụ trên da, niêm mạc, rụng tóc khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp xã hội, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

Nhưng với phương pháp điều trị bằng thuốc trúng đích, người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ hầu như rất ít gặp phải những tác dụng phụ này.

Với bệnh nhân L.V.H cũng vậy, bệnh nhân hoàn toàn không rụng tóc, không bị hạ bạch cầu, tiểu cầu, vẫn ăn uống bình thường. Người bệnh cũng không phải nhập viện để tiêm truyền mà chỉ cần uống thuốc tại nhà. Điều này giúp anh H yên tâm điều trị và tự tin trong các giao tiếp xã hội, trong công việc. Thậm chí nhiều người còn không biết anh đang phải điều trị bệnh.

Hình chụp cắt lớp vi tính phổi của bệnh nhân ung thư phổi trước và sau điều trịHình chụp cắt lớp vi tính phổi của bệnh nhân ung thư phổi trước và sau điều trị

Xét nghiệm Gen EGFR để phát hiện nguyên nhân giúp điều trị trúng đích hiệu quả

Theo các bác sĩ, người bệnh ung thư phổi được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm đột biến gen EGFR để kiểm tra và điều trị sớm nhất. Giải pháp này là một trong những giải pháp tối ưu để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh.

Xét nghiệm đột biến gen EGFR có vai trò trong việc xác định tình trạng đột biến gen của tế bào u, làm căn cứ cho việc lựa chọn phương pháp điều trị đích cho người bệnh. Có rất nhiều kiểu đột biến gen EGFR theo vị trí (exon 18, 19,20,21) hay kiểu hình đột biến (xóa đoạn, thay thế hoặc chèn đoạn) hoặc phối hợp nhiều đột biến với nhau (đột biến hỗn hợp).

Bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích kỹ lưỡng kết quả xét nghiệm gen qua đó lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP