Dữ liệu y khoa

Cách dùng tỏi phòng và trị virus cúm

  • Tác giả : Thúy Nga
(khoahocdoisong.vn) - Hàng trăm y văn chứng minh tỏi có kháng khuẩn phổ rất rộng, nghĩa là diệt được rất nhiều loại vi khuẩn, kể cả trực trùng đồ hộp, lao, tiêu chảy, thương hàn, kiết lỵ, tụ cầu khuẩn và virus cảm cúm…

Thần dược từ thiên nhiên

BS Nguyễn Văn Quang, Hội Nam y Việt Nam cho biết, tỏi (Alium sativum L. họ Liliaceae) là một gia vị quen thuộc đồng thời đã nổi tiếng từ hàng ngàn năm nay như một thần dược. Đặc tính trị liệu của tỏi đã được khoa học chứng minh có chứa những hợp chất có khả năng làm chậm quá trình các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư và vô số bệnh nhiễm trùng và ngay cả yếu sinh lý nữa... Tỏi có chứa hàng trăm thành phần có hoạt tính sinh học, nhất là allicin, alliin, S-allycystein, diallylsulfur, ajoene, allylmethyltrisulfur, enzym alliinase…

Nhiều hoạt chất trong tỏi, nhất là ajoene được chứng minh là có tác dụng ngừa ung thư, chống kết tập tiểu cầu không cho kết tụ thành cục máu đông nên có tác dụng ngừa tai biến tim mạch và làm hạ huyết áp. Trích tinh tỏi cũng được y học chứng minh có tác dụng hạ đường huyết, giảm cholesterol và giảm mỡ máu nên có tác dụng ngừa và trị xơ vữa động mạch…

Hàng trăm y văn chứng minh tỏi có kháng khuẩn phổ rất rộng, nghĩa là diệt được rất nhiều loại vi khuẩn, kể cả trực trùng đồ hộp, lao, tiêu chảy, thương hàn, kiết lỵ, tụ cầu khuẩn và virus cảm cúm… Trong 100g tỏi chứa 0,06 – 0,2g tinh dầu, thành phần chủ yếu là chất kháng sinh allicin (C6H10OS2) có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. 

Ăn tỏi tươi để ngừa cúm không có tác dụng phụ

Vì vậy, Đông y và Tây y đều dùng tỏi chữa cảm cúm và sát trùng. Các hợp chất trong tỏi có hoạt tính sinh học rất mạnh vì vậy, mỗi bữa ăn vài tép tỏi tươi hoặc uống 4- 8 viên tỏi là cách hữu hiệu để ngăn ngừa cảm cúm mà không có tác dụng phụ.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, tỏi có vị cay, tính ấm đi vào các kinh can có tác dụng thanh nhiệt (hết sốt), sát trùng, giải độc, hành khí, dùng chủ trị trong các trường hợp: Cảm mạo, lỵ amip, viêm ruột, mụn nhọt, giun kim, chữa trị các rối loạn của gan và các tuyến nội tiết, có công dụng hỗ trợ trong bệnh tiểu đường, phòng ngừa ung thư, rất tốt cho các bệnh về tuần hoàn và mạch máu như, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…, đặc biệt là thông khiếu các hạch phổi, tiêu đờm, trướng bụng với liều 10 – 15g/ngày. thanh nhiêt (hết sốt.

Y học cổ truyền cũng như dân gian thường dùng tỏi để chữa cảm cúm. Có thể dùng bằng cách ăn tỏi sống hoặc xay nhỏ tỏi, ép lấy nước, trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:1, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Đặc biệt, giã dập tỏi lấy nước pha với chút nước nhỏ vào mũi khi bị hắt hơi, chảy nước mũi lúc bị cảm cúm hoặc xay nhỏ 200g tỏi, đun sôi kỹ với 500ml nước trong vòng 15 - 20 phút. Sau đó đổ ra cốc, đặt gần mũi và hít thật sâu, hoặc nghiền nhỏ tỏi gói lại bằng vải băng rồi đặt ở mỗi bên lỗ mũi từ 5-7 phút, sẽ giúp mũi thông trở lại…

Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung lưu ý, tuyệt đối không được dùng nước ép từ tỏi nhỏ thẳng vào mũi, lớp niêm mạc phía trong mũi rất dễ bị bỏng. Cũng không nên dùng tỏi chín vì tỏi chín trong quá trình chế biến, các tinh chất đã bị bay hơi, biến chất, không có tác dụng trị bệnh.

Theo các chuyên gia khi nhai tỏi, các hợp chất với lưu huỳnh được phóng thích trong miệng và trong ống tiêu hóa. Vì vậy, ăn nhiều tỏi, hơi thở nặng mùi, tồn tại đến 3 giờ sau khi ăn.  Để giảm bớt mùi, nên nhai ít lá húng hay lá ngò (mùi) hoặc uống một ít cà phê sau khi ăn.

Nhật Hà

Thúy Nga

BẢN DESKTOP