Dữ liệu y khoa

Các vi chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh

  • Tác giả : PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm)
(khoahocdoisong.vn) - Bệnh tật là do rối loạn cấu tạo và  chuyển hóa của các cơ quan. Các vi chất dinh dưỡng có vai trò phục hồi, tăng cường và duy trì các chức năng, hỗ trợ điều trị bệnh.

Dị ứng: Phấn, sáp ong, mật ong, sữa ong chúa có tác dụng chống cảm cúm và kích thích bảo vệ hệ miễn dịch. Selen, vitamin E, vitamin C, Cu, β-caroten... có tác dụng chống gốc tự do (các gốc tự do tham gia phản ứng dị ứng). Vitamin B tác động đến tất cả quá trình chuyển hóa. Kẽm tham gia chuyển hóa tế bào miễn dịch (đại thực bào và bạch huyết bào).

Ung thư: Selen, vitamin C, E, Cu, Mn, β-caroten có tác dụng ngăn ngừa gốc tự do tham gia quá trình ung thư hóa. Arsenic với lượng nhỏ có tác dụng kích thích các tế bào và giúp cơ thể chống mệt mỏi ở người ung thư. Magie tham gia duy trì năng lượng tế bào. Kali duy trì cân bằng trao đổi chất của tế bào với môi trường xung quanh. Vitamin B tham gia vò quá trình chuyển hóa. Germani là nguyên tố vi lượng có vai trò với hệ miễn dịch (dạng hữu cơ) cần nghiên cứu tiếp.

Tim mạch: Axit béo không no có vai trò quan trọng trong phòng chống bệnh tim mạch. Selen tham gia quá trình bảo vệ cơ thể chống lại sự tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Chrom tham gia vào hoạt động của phân tử insulin và điều hòa tỷ lệ cholesterol trong cơ thể. Silic có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch. Vitamin B tham gia vào quá trình chuyển hóa. Vitamin C, vitamin E, β-caroten, Cu có tác dụng chống gốc tự do. Coban có tác dụng cải thiện tình trạng xấu của mạch máu.

Dạ dày và ruột: Kẽm tác động đến chức năng hoạt động của nhiều enzym gan như một chất xúc tác. Mangan tác dụng làm giảm rối loạn chuyển hóa tụy và viêm thành đại tràng. Crom có tác dụng điều hòa tuyến tụy. Niken tham gia hệ thống nội tiết và bài tiết. Phospho có tác dụng trong việc co thắt thực quản. Coban có tác dụng điều hóa tế bào thần kinh thực vật mà tế bào này có vai trò điều hòa hệ tiêu hóa.

Tai mũi họng: Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có tác dụng giải cảm và kích thích hệ thống miễn dịch. Cu, Ag có tác dụng chống hiệu ứng viêm nhiễm. Selen, vitamin E, vitamin C, β-caroten  có tác dụng chống gốc tự do. Lưu huỳnh có vai trò nhất định với chất nhầy đường hô hấp.

Da: Kẽm tham gia quá trình làm lành vết thương (loét, vết thương, bỏng). Mn tham gia tích chữ năng lượng tế bào. Silic có tác dụng tái tạo tổ chức liên kết dưới da. Vitamin B tham gia tất cả các quá trình chuyển hóa tế bào có tác dụng ái lực lớn với các tế bào da. Se, vitamin C, Vitamin E, Cu, Mg, β-caroten  chống gốc tự do (gốc tự do tham gia phản ứng dị ứng). Asen liều nhỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho da và tóc.

Thấp khớp: Sụn cá, sụn gà sử dụng liều nhỏ có tác dụng chống thấp khớp. Collagen dùng lượng nhỏ có tác dụng tham gia tái tạo cấu trúc tổ chức liên kết. Silic tham gia tái tạo sụn và tổ chức liên kết. Flour tham gia tái tạo cấu trúc xương và sụn. Vitamin B tham gia chuyển hóa đường và protein. Vitamin E, β-caroten , vitamin C, Se, Cu, Mn có tác dụng chống gốc tự do, lưu huỳnh tham gia tái tạo sụn.

Chống độc và chống gốc tự do: Vitamin E, Cu, Mn, Se, β-caroten, vitamin C có tác dụng chống gốc tự do. Licithin tham gia kích thích tái tạo tế bào. Các phân tử athocyanin (triết từ bã nho hoặc vỏ cây thông) có tác dụng chống gốc tự do.

Tuyến nội tiết: Cu, Zn, Niken có tác dụng điều hóa tuyến nội tiết. Iod tham gia tổng hợp hormon tuyến giáp. Cr tham gia tổng hợp insulin và kích thích tế bào sử dụng nó. Mn tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và khả năng hoạt động của các hormon liên quan.

Nhiễm trùng: Zn có vai trò quan trọng đối với hoạt động của đại thực bào và  tế bào lympho T. Se, vitamin E, vitamin C, Cu, Mn, B-caroten tác dụng chống gốc tự do. Vitamin B tham gia quá trình chuyển hóa tế bào. Germanium có tác dụng kích thích hệ miễn dịch.

PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm)

BẢN DESKTOP