Y học và đời sống

Cà tím tốt cho người bệnh huyết áp, tiểu đường

Cà tím là một trong những món ăn quen thuộc của người dân. Ngoài là món ăn, biết cách dùng cà tím còn có công năng làm thuốc.

Theo Đông y, cà tím giúp thanh can, giáng hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thịt quả còn chứa nhiều protit, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn.

Cà tím nhiều giá tr

Phòng ung thư ruột và đại tràng: Màu tím đậm của cà là bằng chứng cho thấy chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh để bảo vệ các tế bào não, kiểm soát hàm lượng chất béo lipit có tác dụng phòng ung thư ruột và đại tràng. Đặc biệt là chất xơ trong vỏ cà tím rất tốt. Cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể.

Tốt cho người bệnh tim mạch và huyết áp: Cà tím còn tác dụng chống ứ đọng cholesterol và urê huyết nên rất có lợi trong điều trị các bệnh tim mạch, chứng huyết áp cao, béo phì, đái tháo đường, thống phong (gout).

Viêm gan vàng da: Người bệnh này có thể dùng cà thái mỏng, khi nấu cơm sôi cho cà vào trộn lẫn cơm, ăn vài lần 1 tuần sẽ có tác dụng.

Cà tím giảm cân, mịn da: Cà tím chứa phần lớn là nước nên cũng giúp cung cấp nước cho cơ thể và làn da của bạn. Các khoáng chất và vitamin có trong cà tím như magie, sắt, kẽm , phốt pho, vitamin B1, B12… cũng giúp làn da mềm mại, mịn màng hơn. Vỏ của cà tím có nhiều anthocyanins – hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa da một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không nên ăn quá 300g cà tím/bữa.

Theo sách cổ thì cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn, không nên nấu lửa to vì sẽ mất chất dinh dưỡng và vitamin.

ThS Đỗ Việt Hương

BẢN DESKTOP