Khám phá

Bức xạ điện tử làm thay đổi trạng thái cơ thể

Các thiết bị điện tử đều có các bức xạ năng lượng khác nhau được chia ra 2 loại bức xạ điện tử bao gồm: các bức xạ ion hóa thường được sử dụng trong y tế, các bức xạ không ion hóa thì thường được đưa vào trong các thiết bị điện, điện tử nói chung như TV, radio, lò vi sóng,…

Bức xạ điện tử có thể làm thay đổi trạng thái của con người – ảnh minh họa

Theo TS Nguyễn Phan Kiên, Trung tâm Điện tử Y sinh, Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thiết bị này, khi có bức xạ năng lượng như điện thoại hoặc ti vi thì đều có khả năng hấp thụ vào trong cơ thể người do đó nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cơ thể con người.

Khi hấp thụ một phần vào cơ thể con người thì nó làm thay đổi rất nhiều các trạng thái khác nhau trong cơ thể người mà ví dụ như các hiện tượng sau: nhức đầu; tổn thương di truyền; hệ thống miễn dịch bị suy yếu; ung thư (bao gồm các khối u não và u ác tính); phá vỡ màng bao tế bào máu hoặc tế bào thần kinh; giảm melatonin ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm thay đổi giấc ngủ của con người; tác động gián tiếp tới nhịp tim; giảm trí nhớ; thay đổi các hoạt động điện não; gây căng thẳng cho tim mạch; mệt mỏi; các vấn đề về mắt. Việc hấp thụ các bức xạ này ảnh hưởng tới cơ thể như vậy và cơ bản thời gian sử dụng càng nhiều, tiếp xúc càng nhiều thì chắc chắn sẽ tác động tới nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Để giảm tối đa các ảnh hưởng của bức xạ điện tử tới cơ thể, tốt nhất nên hạn chế sử dụng các thiết bị này, ví dụ hạn chế thời gian nói chuyện điện thoại hoặc thời gian xem ti vi cũng như chơi các thiết bị smartphone, đặc biệt là với trẻ em; Không cho trẻ sử dụng điện thoại quá sớm; Để các thiết bị cách xa cơ thể càng xa càng tốt; Trong trường hợp công việc bắt buộc thì nên có thời gian gián đoạn để nghỉ ngơi, ví dụ đi ra ngoài vươn vai tập vài ba động tác hoặc đứng lên đi lại, lấy nước uống, dọn dẹp, sắp xếp phòng,…

Dưới đây là góc độ đi sâu và hấp thụ năng lượng bức xạ điện tử của người nghe điện thoại ở các mức độ khác nhau tùy thuộc theo độ tuổi. Cụ thể, ở trẻ 5 tuổi, độ dày vỏ hộp sọ là 1/2mm, tỉ lệ hấp thụ là 4,49W/kg; trong khi ở trẻ 10 tuổi, độ dày vỏ hộp sọ là 1mm, tỉ lệ hấp thụ là 3,21W/kg; và ở người lớn độ dày vỏ hộp sọ là 2mm thì tỉ lệ hấp thụ chỉ là 2,93W/kg. Như vậy, có thể nói rằng mức độ hấp thụ năng lượng bức xạ từ điện thoại vào não người là có và người càng trẻ thì mức độ hấp thụ và bị ảnh hưởng càng nhiều.

An Lê

BẢN DESKTOP