Y học và đời sống

Bỏng nồi cơm điện

  • Tác giả : Khánh Thủy
(khoahocdoisong.vn) - Các bà, các mẹ chú ý tránh để nồi cơm điện ở trong tầm với của trẻ nhỏ nhé. Rất nhiều cháu bị bỏng do chạm tay vào lỗ thoát khí của nồi cơm khi nồi cơm đang sôi. Hậu quả của bỏng ở vị trí này thường là sẹo co các ngón tay gây hạn chế vận động và sự phát triển của ngón.

Đang nấu cơm, do không để ý, chị Nguyễn Hồng Vân (Hà Nội) xoay phần van hơi của nồi cơm điện ra ngoài, tình cờ cu Tuấn chạy chơi, với lấy cốc nước gần đó, thế là chạm vào van hơi, hơi nước xì ra nóng làm cháu thét lên đau đớn. Chị Vân liền ngâm tay cháu vào chậu nước sạch mà chị hứng sẵn, đang chờ rửa rau. Được một lúc thì tay cháu dịu, chị bôi kem trị bỏng cho cháu. Dù xử lý nhanh, vết bỏng nhẹ nhưng cháu cũng rát, đau và khó chịu mất mấy ngày.

Lời bàn: TS.BS Phạm Thị Việt Dung, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, ĐH Y Hà Nội cho biết, các bà, các mẹ chú ý tránh để nồi cơm điện ở trong tầm với của trẻ nhỏ nhé. Rất nhiều cháu bị bỏng do chạm tay vào lỗ thoát khí của nồi cơm khi nồi cơm đang sôi. Hậu quả của bỏng ở vị trí này thường là sẹo co các ngón tay gây hạn chế vận động và sự phát triển của ngón. Nếu các cháu bỏng nhẹ, xử lý kịp thời là rất may mắn. Trường hợp các cháu bỏng nặng, da bị co kéo nên phẫu thuật sớm và đúng cách để giải phóng sẹo co kéo, tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của ngón và tránh sẹo co kéo trở lại.

PT ghi

Khánh Thủy

BẢN DESKTOP