Xe

"Bỏ túi" mẹo xử lý khi ôtô ngập nước để không bị bổ máy

  • Tác giả : Thảo Nguyễn
Nước không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện, nội thất của xe mà nghiêm trọng hơn còn gây hư hỏng động cơ khi xâm nhập vào buồng đốt, xảy ra hiện tượng nén nước hay còn gọi thủy kích ôtô.
Video: Thủy kích: Hiểu rõ tại sao? Gây hư hỏng bộ phận gì? Sửa chữa thế nào? (Nguồn: TIPCAR TV).
Vào mùa mưa bão, các tuyến đường trong đô thị thường xảy ra tình trạng ngập nước khi có mưa lớn liên tiếp. Những chiếc ôtô khi đi qua vùng nước ngập sâu thường bị nước tràn vào khoang động cơ dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng cho xe. Vậy xử lý ôtô bị ngập nước như thế nào? có nên cố gắng tự khởi động lại hay gọi cứu hộ, hoặc để xe ở đó và chờ đến khi hết ngập mới xử lý... vậy đâu mới là giải pháp tốt nhất?
Hậu quả nghiêm trọng khi ôtô bị ngập nước
Đầu tiên việc ôtô ngập nước sẽ ảnh hưởng cả hệ thống điện trên xe dẫn đến chập, đoản mạch, hỏng hóc và phải thay mới. Tiếp theo, nước sẽ làm hư hỏng động cơ xe dẫn đến chi phí sửa chữa cao.
Những chiếc ôtô khi đi qua vùng nước ngập sâu thường bị nước tràn vào khoang động cơ dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng cho xe.
Những chiếc ôtô khi đi qua vùng nước ngập sâu thường bị nước tràn vào khoang động cơ dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng cho xe.
Xe bị ngâm lâu trong nước có nguy cơ khi nguy cơ hỏng 1 số chi tiết và hệ thống dưới gầm.
Làm gì khi xe ôtô bị ngập nước
Nếu xe bị chết máy giữa vùng nước ngập và bạn chưa thể nghĩ ra cách phải xử lý như thế nào cũng tuyệt đối không được khởi động lại động cơ. Việc khởi động lại có thể dẫn nước vào bên trong nhiều hơn khiến động cơ hư hỏng nặng, khó có thể khắc phục.
Người lái nên chuyển cần số về vị trí N để có thể thuận tiện hơn khi đẩy xe, cẩu xe. Rút chìa khóa xe, thực hiện mở nắp capo và tháo cọc của bình ắc quy để tránh bị rò rỉ điện gây nguy hiểm. Kiểm tra dầu nhớt động cơ xe, nếu dầu nhớt có màu cà phê sữa thì nước đã lọt vào động cơ.
Xe bị ngâm lâu trong nước có nguy cơ khi nguy cơ hỏng 1 số chi tiết và hệ thống dưới gầm.
Xe bị ngâm lâu trong nước có nguy cơ khi nguy cơ hỏng 1 số chi tiết và hệ thống dưới gầm.
Hãy nhờ người hỗ trợ đẩy xe lên vị trí cao nếu có thể để tránh xe bị ngâm quá lâu trong nước khiến công tác sửa chữa về sau sẽ phức tạp hơn. Hoặc cách xử lý tốt nhất chính là liên hệ với cứu hộ để đưa về xưởng sửa chữa. Tại xưởng sửa chữa, xe ôtô sẽ được kiểm tra và đánh giá thiệt hại sau ngập nước, sau đó đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất.
Tình trạng và các lỗi khi xe bị thủy kích động cơ
Thủy kích động cơ ôtô là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động. Thủy kích có thể xảy ra với cả ôtô lẫn xe máy... Tình huống bị chết máy do nước vào xilanh khiến cho piston bị bó cứng trong xilanh.
Hãy nhờ người hỗ trợ đẩy xe lên vị trí cao nếu có thể để tránh xe bị ngâm quá lâu trong nước khiến công tác sửa chữa về sau sẽ phức tạp hơn.
Hãy nhờ người hỗ trợ đẩy xe lên vị trí cao nếu có thể để tránh xe bị ngâm quá lâu trong nước khiến công tác sửa chữa về sau sẽ phức tạp hơn.
Khi lượng nước lọt vào buồng đốt do thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến xilanh bó cứng piston - điều này sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại, tay dên biến dạng. Nhẹ thì tay biên bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ.
Chi phí để thay thế phục hồi động cơ ôtô bị thủy kích rất cao, dao động từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Thậm chí có thể phải thay cả lốc máy (Khiến thủ tục đăng ký số máy gặp nhiều khó khăn).
Cách khắc phục động cơ khi ôtô bị thủy kích
Nếu xe còn di chuyển và nước không ngập quá bánh xe (nước không được ngập quá 60cm), tài xế nên từ tốn chạy qua vùng ngập và giữ đều ga với tốc độ vừa phải. Lưu ý tránh xe cùng chiều hoặc ngược chiều bởi nó có thể tạo sóng, khiến nước dâng cao hơn và tràn vào hệ thống hút gió.
Kiểm tra dầu nhớt động cơ xe, nếu dầu nhớt có màu cà phê sữa thì nước đã lọt vào động cơ.
Kiểm tra dầu nhớt động cơ xe, nếu dầu nhớt có màu cà phê sữa thì nước đã lọt vào động cơ.
Nếu xe bị chết máy giữa vùng ngập nước, nên đứng yên tại chỗ, gọi điện cho cứu hộ ôtô, cung cấp đầy đủ thông tin để được hỗ trợ. Vậy nên ngoài cách gọi cứu hộ đến kéo xe về các trạm dịch vụ các garage sửa chữa, chúng ta cũng không còn sự lựa chọn nào khác.

Lưu ý khi gọi xe cứu hộ bạn nên nói rõ về tình trạng xe cũng như xe thuộc hệ dẫn động nào, để bên cứu hộ đưa xe đến để kéo ôtô cho phù hợp và xử lý tình huống nhanh hơn.

Nếu xe bị chết máy giữa vùng ngập nước, nên đứng yên tại chỗ, gọi điện cho cứu hộ ôtô, cung cấp đầy đủ thông tin để được hỗ trợ.
Nếu xe bị chết máy giữa vùng ngập nước, nên đứng yên tại chỗ, gọi điện cho cứu hộ ôtô, cung cấp đầy đủ thông tin để được hỗ trợ.

Xe dẫn động hệ 4 bánh (4WD, AWD): bên cứu hộ sẽ cho xe lên trên thùng hoặc là nâng cả 4 bánh của xe lên và kéo, như vậy không có bánh nào phải tiếp xúc với mặt đường.

Xe dẫn động cầu trước (FWD): bên cứu hộ sẽ nâng hai bánh ở phía trước của xe.

Xe dẫn động hệ cầu sau (RWD): bên cứu hộ sẽ nâng hai bánh phía sau của xe.

Các lỗi hệ thống điện khi ôtô ngập nước
Hư hỏng hệ thống điện là hư hỏng rất thường xuyên xảy ra đối với những xe di chuyển trên địa hình ngập nước hoặc xe chết máy trong vùng nước ngập thời gian dài.
Chi phí để thay thế phục hồi động cơ ôtô bị thủy kích rất cao, dao động từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Chi phí để thay thế phục hồi động cơ ôtô bị thủy kích rất cao, dao động từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Khi ôtô bị ngập nước - hệ thống điện, dây dẫn và một số giắc kết nối chạy quanh thân xe bị oxy hóa. Kèm theo là các cảm biến trên ôtô, cũng sẽ bị hỏng chập chờn nếu xe bị ngập nước.
Cách khắc phục điện khi ôtô bị ngập nước
Sau khi đã đưa xe ra khỏi vùng ngập nước an toàn, cần kiểm tra các giắc nối và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc. Vệ sinh phục hồi nội thất, hệ thống điện trong thân xe. Kiểm tra và thay thế các cảm biến trên ôtô bị hư hỏng...
Trên đây là những biện pháp và hướng xử lý khi xe ôtô bị ngập nước hay thủy kích mà báo Tri Thức & Cuộc Sống gửi đến bạn đọc, để cẩn trọng hơn khi lái ôtô trong vùng ngập nước mùa mưa lũ.
Thảo Nguyễn

BẢN DESKTOP