Sống xanh

Bỏ túi kinh nghiệm tham quan Đền Hùng – Nơi lưu giữ cội nguồn dân tộc

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 7km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 90km, đền Hùng mảnh đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ, là nơi thờ cúng các Vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Đền Hùng là tên viết tắt của quần thể đền chùa thờ phụng các vua hùng - tổ tiên của dân tộc Việt Nam và tôn thất của nhà vua trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, nay thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngày xa xưa vùng đất này là trung tâm của nước Văn Lang nằm giữa 2 dòng sông và được ví như là: Hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các Vua Hùng .

Bỏ túi kinh nghiệm tham quan Đền Hùng – Nơi lưu giữ cội nguồn dân tộc. Ảnh Internet

Bỏ túi kinh nghiệm tham quan Đền Hùng – Nơi lưu giữ cội nguồn dân tộc. Ảnh Internet

Đây là khu di tích đặc biệt của quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày 6/12/2012.

Thời điểm lý tưởng nhất để du khách đến tham quan Đền Hùng và vào mùa xuân, sau Tết Nguyên đán, từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch. Thời gian này thời tiết rất mát mẻ, dễ chịu, những cơn mưa xuân lất phất rất thơ mộng. Đây cũng là mùa lễ hội Đền Hùng với không khí nhộn nhịp, tấp nập, rất nhiều hoạt động thú vị.

1 vòng tham quan kiến trúc Đền Hùng

Đền Hạ

Được xây vào thế kỷ 15. Tương truyền, đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Từ chân núi Hùng rẽ qua Đại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa Thiên Quang.

Đền Hạ. Ảnh VinWonders

Đền Hạ. Ảnh VinWonders

Đây cũng chính là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã trò chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Nhà bia

Nằm ngay chân Đền Hạ với kiến trúc hình lục giác gồm 6 mái. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng. Hiện nay thì ở đây có đặt bia đá ghi lại lời dặn dò của Bác Hồ khi đến thăm Đền Hùng vào ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chùa Thiên Quang

Nằm ngay cạnh Đền Hạ và thờ Phật theo hệ phái Đại thừa. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ cao 4 tầng. Trên gác có treo một quả chuông, không ghi niên đại mà chỉ khắc dòng chữ: “Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê.

Đền Trung (Hùng Vương tổ miếu)

Theo truyền thuyết, đây là nơi vua Hùng, Lạc Hầu và Lạc Tướng cùng nhau đi thăm thiên nhiên và gặp gỡ bàn bạc quốc sự. Tại đây, vị vua thứ 6 Hùng đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo làm ra bánh chưng, bánh dày.

Đền Trung. Ảnh Mia

Đền Trung. Ảnh Mia

Đền được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

Đền Thượng

Đền Thượng nằm trên đỉnh núi Hùng. Tên chữ của đền là "Vương Thiên Liên Điện" (Đền Trời) hay còn được gọi là "Cửu Trùng Thiên Tiên Điện" (Điện Giữa Chín Tầng Mây). Đền được xây dựng vô cùng đơn giản, không có nhiều họa tiết chạm khắc.

Bên trái đền có cột đá thề, tương truyền là lời thề của Thục Phán khi vua Hùng thứ 18 lên ngôi bảo vệ sông suối của đất nước do vua Hồng trao lại, thề luôn chăm sóc điện thờ của nhà vua.

Đền Thượng. Ảnh Internet

Đền Thượng. Ảnh Internet

Năm 1968, các nhà nghiên cứu tìm thấy những cột đá cổ nằm sâu trong lòng đất tại khu vực Đền Thượng đã cho tôn tạo và dựng lại cột đá. Đến năm 2010, cột đá cũ được thay thế bằng mã não nguyên khối và được giữ gìn đến nay.

Lăng Hùng Vương

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam.

Lăng Hùng Vương. Ảnh Vntrip

Lăng Hùng Vương. Ảnh Vntrip

Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái; tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng trong tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”.

Đền Giếng

Đền Giếng còn có tên là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thuỷ nên dân lập đền thờ.

Giếng Ngọc. Ảnh Internet

Giếng Ngọc. Ảnh Internet

Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, đền được xây dựng lên trên giếng nên hiện nay giếng ở bên trong hậu cung của đền bốn mùa nước trong mát, không bao giờ cạn.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ là một quần thể kiến trúc bao gồm: Đền chính thờ Mẫu Âu Cơ, nhà tả vu, nhà hữa vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan… được thiết kế theo phong cách xây dựng truyền thống, xen lẫn tính hiện đại. Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn: Cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút như cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống như cây bút đang viết lên trời xanh… cho nhân dân ta vừa cảm giác gần gũi với mẹ vừa thiêng liêng cao quý.

Trong Hậu cung đền đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được làm bằng đồng. Phía dưới đặt tượng Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá.

Kinh nghiệm tham quan đền Hùng

Di chuyển đến Đền Hùng bằng xe máy/ô tô tự lái

Có 2 cung đường để bạn lựa chọn nếu đến Đền Hùng bằng xe máy/ô tô tự lái:

Cung đường 1: Bạn đi theo đường ra sân bay Nội Bài qua cầu Thăng Long. Đến đường Quốc lộ 2 thì đi tiếp đến Cầu Việt Trì. Sau đó qua trung tâm thành phố thì bạn rẽ trái khoảng 10 km nữa là đến Đền Hùng.

Cung đường 2: Đi dọc theo đường quốc lộ 32 đến Ba Vì. Sau khi đến cầu Trung Hà thì tiếp tục đi đến Cầu Phong Châu, qua cầu và đi thẳng đến đền Hùng.

Di chuyển đến Đền Hùng bằng tàu hỏa

Bạn có thể bắt các chuyến tàu Hà Nội - Việt Trì để đến Đền Hùng. Từ ga Hà Nội có 2 chuyến tàu có có trạm dừng ở ga Việt Trì là tàu YB3 và tàu SP3.

Tàu YB3 xuất phát từ Hà Nội lúc 6h10 và đến Việt Trì lúc 8h20.

Tàu SP3 xuất phát từ Hà Nội lúc 22h và có mặt ở Việt Trì lúc 23h50.

Sau khi xuống ga Việt Trì thì bạn đi bộ ra đường Hùng Vương để bắt xe buýt số 19, tuyến buýt này sẽ đi ngang qua Đền Hùng.

Di chuyển đến Đền Hùng bằng xe khách

Từ Hà Nội, để di chuyển đến Đền Hùng thì đầu tiên bạn cần đến bến xe Mỹ Đình và lựa chọn chuyến xe khách Hà Nội - Phú Thọ. Sau đó thì hãy báo với nhà xe cho bạn xuống tại Đền Hùng. Chỉ sau khoảng 2 tiếng đi xe là du khách đã tới được Đền Hùng.

Giá vé tham quan Đền Hùng

Để vào tham quan Đền Hùng Phú Thọ du khách cần mua vé với mức giá tham khảo dưới đây:

Vé vào bảo tàng khoảng 15.000/người.

Vé đi xe điện khoảng 50.000/người.

Vé lên các ngôi đền khoảng 10.000/người

Vùng đất Phú Thọ mang trong mình vẻ đẹp riêng và cả nét ẩm thực riêng, đủ để níu chân du khách. Đến tham quan đền Hùng du khách hãy thưởng thức món cơm nắm lá cọ Phù Ninh, cọ ỏm, bánh tai Phú Thọ, bánh chưng làng Dòng,....

Lưu ý quan trọng khi du khách tham quan Đền Hùng đó là trang phục. Tuy đi du lịch nhưng vì đây là nơi trang nghiêm, thờ cúng nên bạn cần phải ăn mặc phù hợp, không quá hở hang cũng như không nên chụp hình bên trong các đền thờ.

Vì lượng khách du lịch đổ về Đền Hùng hằng năm khá là lớn, đặc biệt là vào lễ Giỗ tổ. Cho nên để an toàn thì nên sử dụng balo, túi xách chắc chắn và ôm trước ngực khi di chuyển đến những nơi đông người để tránh bị cướp bóc.

Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ được tổ chức từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 sẽ là lễ dâng hương, được thực hiện bởi lãnh đạo các quận, huyện Phú Thọ. Ngày mùng 6 tổ chức lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương lên Tổ Mẫu Âu Cơ. Mùng 7 là ngày tổ chức lễ rước kiệu Vua Hùng, đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của lễ hội Đền Hùng. Đến ngày mùng 10 âm lịch là lễ chính, diễn ra các hoạt động và lễ nghi quy mô lớn nhất.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP