Chữa bệnh không dùng thuốc

Bổ sung vitamin B8 tránh co cơ

  • Tác giả : Thúy Nga
(khoahocdoisong.vn) - Vitamin B8 (Inositol) cần thiết đối với mọi hoạt động của tế bào, có tác dụng tăng hiệu quả chuyển hóa dưỡng chất thành năng lượng, giảm trầm cảm, điều hòa huyết áp...

Thiếu hụt làm rối loạn thần kinh

PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, vitamin B8 rất quan trọng đối với cơ thể nhưng chưa được chú ý. Nó cần thiết đối với mọi hoạt động của tế bào, tập trung nhiều ở gan, não, tim, lá lách, thận và dạ dày. 

Vitamin B8 tham gia vào các phản ứng khử amin, trao đổi tryptophan hoặc chuyển nhóm carboxyl từ một hợp chất này sang một hợp chất khác. Nó là thành phần đặc biệt quan trọng đối với quá trình tổng hợp axit béo. Tham gia vào các giai đoạn nhất định của sự tổng hợp protein và nhiều chất khác.

Vì là một chất dẫn truyền thần kinh nên vitamin B8 giúp cải thiện trí não, làm giảm trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác như lo âu và hoảng sợ, giúp máu dễ dàng lưu thông, đồng thời kiểm soát tâm trạng nên hạn chế tăng huyết áp, giúp giảm cân, tiêu mỡ thừa, làm tăng lượng cholesterol tốt DHL, giúp giải độc gan khi kết hợp với choline. 

Đặc biệt, với phụ nữ mang thai và cho con bú vitamin B8 vô quan trọng. vitamin B8 giúp điều hòa kinh nguyệt và tăng khả năng thụ thai tự nhiên, ngăn ngừa vô sinh do buồng trứng đa nang, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, giảm nguy cơ thai to, béo phì, hỗ trợ giải quyết tình trạng trầm cảm, rụng tóc, tăng cân sau sinh.

Với trẻ em, vitamin B8 tăng cường trao đổi chất, giúp trẻ điều hòa tâm lý và có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. 

Sự thiếu hụt vitamin B8 sẽ gây ra một số rối loạn về thần kinh (co cơ và ngất), về tiêu hóa (chán ăn, nôn), về da (viêm da, thưa lông mày, lông mi, đặc biệt dễ thấy ở quanh miệng, mắt, mũi, hậu môn, mông, cổ, móng tay, móng chân...)

Nguồn thực phẩm giúp bổ sung vitamin B8 an toàn

PGS.TS Trần Đáng nhấn mạnh, vitamin B8 là dưỡng chất tồn tại tự nhiên trong cơ thể, vì thế khi bổ sung rất hiếm thấy tác dụng phụ, có thể nổi mẩn ngứa, nhưng thường sẽ tự hết mà không cần can thiệp. Tùy vào thể trạng mà bổ sung lượng vitamin B8 khác nhau. Chẳng hạn: Trẻ sơ sinh từ 1 – 3 tuổi cần 35 µg/ngày;  4-12 tuổi: 50 -90 µg/ngày; người lớn, phụ nữ có thai, cho con bú: 100-300 µg/ngày; người già 100 – 200 µg/ngày.

Thiếu vitamin B8 xảy ra trong 2 trường hợp: Những bệnh nhân không tự ăn được, phải ăn quan sonde và ăn nhiều lòng trắng trứng kéo dài. Vitamin B8 không bị hao hụt trong quá trình bảo quản thực phẩm. Trong trứng, vitamin B8 chủ yếu ở lòng đỏ tương tự như axit  pantothenic (vitamin B5).  

Tốt nhất nên bổ sung vitamin B8 bằng các loại thực phẩm.

Trong 100g thực phẩm, hàm lượng vitamin B8 như sau: Gan: 4-10mg; nấm 1,4- 2mg; thịt 0,5 – 1,5 mg; trứng 6-7mg/100g; đậu hạt 0,5-1mg; cá 0,1mg; sữa 0,2 – 0,8mgg; rau quả 0,05 – 0,30mg...

Thúy Nga

BẢN DESKTOP