Dữ liệu y khoa

Bổ sung selen trong thực phẩm giúp sinh tinh

  • Tác giả : Phạm Hằng
(khoahocdoisong.vn) - Ngày càng có nhiều quý ông vô sinh do suy giảm tinh trùng. Ngoài điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bổ sung selen từ thực phẩm là cần thiết nhằm sinh tinh.

Selen phần nhiều có trong thịt, trứng, cá, hải sản, các ngũ cốc, gạo lức và có ít trong trái cây, rau cải, sữa và chế phẩm từ sữa, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm...

Vai trò Selen (Se) là chất khoáng, cơ thể chỉ cần hàm lượng rất nhỏ, nhưng lại vô cùng quan trọng. Selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzym trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng.

Người ta cũng chứng minh được Se đóng vai trò then chốt trong quá trình oxy hóa, chống lão hóa cơ thể. Selen có tính kháng oxy hóa, bảo vệ các cấu trúc của tế bào, chống lại sự oxy hóa và chống lại sự lão hóa. Selen cần cho sự sinh tinh trùng.

Cơ thể con người phải có 8 loại chất sau: Iốt, kẽm, selen, đồng, molypden, crom, coban, sắt. Trong đó iốt, kẽm, selen là 3 nguyên tố vi lượng rất dễ bị thiếu hụt. Đối tượng dễ bị thiếu selen là những người hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, bị bệnh như viêm gan siêu vi hay viêm khớp. Những người cao tuổi thì mắc nhiều bệnh thiếu khoáng, loãng xương, hay suy thoái cơ.

Nếu cơ thể thiếu Se có thể làm tăng nguy cơ các bệnh ở cơ vân và cơ tim, tăng các biến chứng trong các bệnh tim mạch, giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ hoặc làm tăng thêm quá trình nhiễm trùng. Đặc biệt, thiếu Se còn dễ dẫn đến tình trạng vô sinh của nam giới và làm giảm khả năng thụ thai của nữ, làm mất độ bóng, dễ gãy tóc và móng, gây rối loạn chuyển hóa hormon ảnh hưởng tới sự phát triển và hoàn thiện của cơ thể.

Đối với trẻ thiếu selen thường hay bị ốm vặt, hay bị nhiễm trùng, cúm... Các bà mẹ có thể bổ sung selen cho trẻ qua bữa ăn hằng ngày với các thức ăn có hàm lượng cao đó là: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, ngũ cốc là tốt hơn cả.

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người cần lượng selen khác nhau. Nếu lượng selen quá thấp trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt ung thư. Nếu bổ sung selen quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc và gây ra các tác hại khác. Vì vậy, để biết rõ cơ thể mình cần hàm lượng bao nhiêu thì nên khám tổng thể.

Lương y Nguyễn Minh, Trung tâm y tế Việt -Nga

Phạm Hằng

BẢN DESKTOP