Dữ liệu y khoa

Bổ sung Omega-3 liệu có gây thừa?

Hiện nay nhiều người có xu hướng bổ sung Omega-3 qua thực phẩm chức năng mà chưa hiểu rõ tác dụng của omega-3 đối với cơ thể, và việc bổ sung Omega-3 như vậy có gây thừa Omega-3, hay có tác hại gì không.
Bổ sung omega3 bằng thực phẩm chức năng - ảnh minh họa

Bổ sung omega3 bằng thực phẩm chức năng – ảnh minh họa

Omega-3 à một loại acid béo không no có trong thành phần của chất lipid (chất béo). Người ta nói nhiều đến nhóm acid béo omega-3 bởi nó là tiền chất của DHA (chữ viết tắt của docosahexaenoic acid) và EPA (viết tắt của eicosapentaenoic acid).

DHA là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo omega-3, ngoài ra còn có các tiền tố DHA đó là acid béo alpha-linolenic (ALA). Các acid béo thuộc nhóm omega-3, còn phải kể đến acid béo không no omega-6 (Arachidonic acid-AA). Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

Cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo, trong số đó DHA chiếm một số lượng khá lớn. Omega-3 cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Ở người trưởng thành DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride máu, giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu) giúp dự phòng xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim.

Omega-3 có tác dụng giảm rối loạn nhịp tim nên những người bị nhồi máu cơ tim khi bổ sung dầu cá sẽ làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát, giảm nguy cơ bị đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não). Nếu trẻ thiếu DHA trong quá trình phát triển sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Các nghiên cứu cho thấy trẻ được bú sữa mẹ và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm.

Mặc dù việc bổ sung thừa DHA cho trẻ cũng không tốt vì có nguy cơ gây tổn thương tế bào; nhưng nhu cầu DHA cho trẻ Việt Nam hiện nay thực tế mới chỉ đáp ứng khoảng 35% – 50%, chỉ ở mức thiếu, không thừa. Khuyến cáo về DHA của FAO/WHO đối với trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng tuổi) là 17 mg/100 kcal và đối với trẻ từ 1- 6 tuổi 75 mg/ngày.

Thực phẩm giàu DHA cho trẻ em chủ yếu là trứng và cá. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ. Do vậy việc cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng. Sau sinh từ 40-45 ngày DHA trong sữa mẹ chiếm 0,3% AA:0,4% và DPA:0,2%.

Ths. BS. Nguyễn Văn Tiến

Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Từ Khoá

BẢN DESKTOP