Đời sống

Bình tĩnh khi gặp khó khăn

Năm nào họp lớp, ông cũng mang cái túi đựng máy quay, vai vác bộ chân máy “tác nghiệp” ghi lại hình ảnh thời khắc tao ngộ của bạn bè. Rồi ông mày mò in đĩa, in ảnh gửi tặng từng người gọi là quà “của nhà giồng được”, như ông chia sẻ.

Ông Phú (phải) đang “tác nghiệp”

Gặp khó khăn phải bình tĩnh

Ông là TS Đặng Đình Phú, 65 tuổi hiện đang ở số 239 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội.Năm nào họp lớp, ông cũng mang cái túi đựng máy quay, vai vác bộ chân máy “tác nghiệp” ghi lại hình ảnh thời khắc tao ngộ của bạn bè. Rồi ông mày mò in đĩa, in ảnh gửi tặng từng người gọi là quà “của nhà giồng được”, như ông chia sẻ. Ông là TS Đặng Đình Phú, 65 tuổi hiện đang ở số 239 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội.

Năm 1970, ông thi đỗ vào học Khoa Ngữ – Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1971, ông và gần 40 nam sinh viên của lớp xung phong vào bộ đội. Sau thời gian huấn luyện, ông được biên chế vào đơn vị pháo phòng không chiến đấu bảo vệ vùng trời bên bờ Bắc sông Bến Hải vào giữa năm 1972.

Ông kể: “Trong một trận chiến đấu, khẩu đội của ông bị bom hất nghiêng làm khẩu đội trưởng và 3 chiến sĩ bị thương. Ở vị trí pháo thủ số 2, ông bình tĩnh động viên những chiến sĩ còn lại tự tin căn chỉnh lại pháo theo khoa mục tình huống đã được huấn luyện, cùng với các khẩu đội khác của đơn vị bắn cháy 2 máy bay phản lực A37, góp phần giảm thiểu hy sinh mất mát của bộ đội và nhân dân.

Giải phóng miền Nam, ông tiếp tục về trường hoàn thành chương trình đại học và được phân công về giảng dạy tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tại đây, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Khi hai đứa con ông 6 tuổi và 2 tuổi thì vợ ông không may lâm bệnh nặng qua đời.

Ông lập thời gian biểu đi chợ nấu cơm, đưa đón con đi học, những buổi bận bịu công việc ở cơ quan thì nhờ vả hàng xóm đưa đón các cháu đi học. Gay go nhất là những ngày ông phải đi công tác. Mặc dù cơ quan đã ưu ái vì hoàn cảnh của ông nhưng có những chương trình không đừng được nên ông dặn dò động viên các con và cậy nhờ hàng xóm hỗ trợ.

Ông tâm sự: “Cổ nhân nói, bán anh em xa, mua láng giềng gần” là rất đúng ông ạ. Ai lâm vào hoàn cảnh cụ thể mới thấy hết ý nghĩa của nó. Quan trọng là mình cũng phải bình tĩnh để thu xếp, nếu cứ rối lên như canh hẹ thì sẽ càng lúng túng”.

Đam mê văn hóa dân tộc và việc xã hội

Về nghỉ hưu, ông tham gia công tác người cao tuổi (NCT) và sinh hoạt Câu lạc bộ dân ca quan họ do phường tổ chức tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Ông chia sẻ: “Tôi tham gia công tác NCT là để thêm gắn bó nghĩa tình hàng xóm và sinh hoạt CLB là do nhu cầu tập hát hò để ru cháu.

Khi đi vào tìm hiểu mới thấy để hát được một làn điệu dân ca quan họ cũng lắm công phu, cần kiên trì và cũng phải thật bình tĩnh tự tin vào khả năng để tập luyện “luyến láy, bật, nhả” từng từ, từng chữ mới thoát ra được âm hưởng mượt mà, ngọt ngào thật sự từ con tim, nếu không thì chỉ hát từ “đầu lưỡi” mà thôi.

Ca hát cũng như biểu lộ tình cảm, hát từ con tim thì ắt sẽ sâu sắc, đằm thắm, còn hát từ đầu lưỡi thì không tránh khỏi sự hời hợt, nhạt nhẽo”. Nghe ông say sưa ngân nga giới thiệu mấy làn điệu quan họ trong một buổi họp lớp mới thấy được những điều ông nói thật chí lí.

Cẩm Yên (Hà Nội)

BẢN DESKTOP