<p><strong>Hỏi:</strong> <em>Các nhà khoa học có thể biến rác thải nhựa thành cát để bê tông theo cơ chế nào? </em></p> <p>Lê Ngọc Anh (Hà Nội)</p> <div><img alt="https://khds.1cdn.vn/2018/09/16/bien-rac-thai-nhua-thanh-cat(1).jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/16/bien-rac-thai-nhua-thanh-cat(1).jpg" /> <p><em>Ảnh minh họa.</em></p> </div> <p><strong>ThS Ngô Văn Ánh,</strong> <em>trường Đại học Cần Thơ:</em> Lượng nhựa thu gom về được rửa sạch các chất bẩn, sau đó được phơi khô. Tiếp theo nhựa được xử lý nhiệt bằng cách dùng bàn ủi ép (đặt miếng nhựa ở giữa 2 miếng tôn mỏng sau đó đặt bàn ủi lên) đến kích thước đồng nhất (2 – 3mm), tiếp đến cắt những mẫu nhựa này đến kích thước: 3 × 3 × 3mm.</p> <p>Nhựa đóng vai trò cốt liệu thay thế cho cát trong hỗn hợp cấp phối. Khi tăng tỷ lệ nhựa lên thì cường độ chịu nén của mẫu cũng tăng dần, nếu mẫu đối chứng (0% nhựa) có cường độ chịu nén là 19,9MPa thì mẫu 10% nhựa có cường độ chịu nén là 22,2 MPa.</p> <p>Ở tỷ lệ 5 – 10% thành phần nhựa đóng vai trò chịu lực giúp gia tăng cường độ chịu nén của mẫu. Kết quả thử nghiệm cho thấy, khi thay thế cốt liệu cát bằng vật liệu nhựa với tỷ lệ 5 – 30%, mẫu bê tông đạt yêu cầu sử dụng cho các công trình xây dựng.</p> <p>Như vậy, rác thải nhựa có thể tận dụng để chế tạo vật liệu xây dựng mới phù hợp theo định hướng của quốc gia về phát triển vật liệu thân thiện với môi trường, đồng thời giảm thiểu lượng nhựa đưa vào dòng thải tránh gây ô nhiễm môi trường.</p> <p><strong>PV</strong><em> (ghi)</em></p> <!--.saic-wrapper -->
Biến rác thải nhựa thành cát
Rác thải nhựa có thể tận dụng để chế tạo vật liệu xây dựng mới phù hợp theo định hướng của quốc gia về phát triển vật liệu thân thiện với môi trường…