Chữa bệnh không dùng thuốc

Bí quyết trị tức ngực sau ăn

  • Tác giả : Lương y Hoàng Duy Tân
Sau ăn khoảng 10 phút, nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi, thường thấy khó chịu ở vùng ngực. Nguyên nhân là axit tiết quá ít hoặc quá nhiều.

Có nhiều nguyên nhân gây tức ngực. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là ăn uống, đặc biệt sau khi ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều chất béo. Đôi khi, người bệnh bị đau tức ngực do hút thuốc quá nhiều.

Chứng đau tức ngực là do quá nhiều axit chlohydric trong dạ dày gây nên. Việc ăn đồ khó tiêu hoặc quá nhiều trong một lần cũng làm axit trong dạ dày bài tiết quá nhiều, gây triệu chứng đau tức ngực. Tuy nhiên, cũng có trường hợp axit trong dạ dày bài tiết ít, không tốt cho tiêu hóa, gây ra tình trạng này.

Xoa huyệt tay trị bệnh

Tức ngực do dư axit dịch vị gây nên, khi điều trị phải khống chế chức năng dạ dày, làm giảm thiểu sự bài tiết axit, nên phải kích thích mạnh. Nên dùng 5-6 chiếc tăm lấy dây thun buộc chặt lại. Dùng phần đầu nhọn (đừng nhọn quá) liên tục đâm vào huyệt đạo hoặc kẹp tóc để kích thích.

Để giảm axit trong dạ dày, kích thích điểm Vị tràng ở tay.

Đối với điểm Vị tràng, lấy đầu tăm hoặc kẹp tóc từ từ ấn xuống điểm đó cho đến khi cảm thấy đau thì bỏ ra. Làm như vậy nhiều lần có thể hạn chế công năng dạ dày, giảm bài tiết dịch vị.

Nếu là khu Hung Phúc (ngực bụng), dùng 10 - 20 que tăm buộc thành bó rồi ấn thật mạnh. Mỗi lần ấn như vậy từ 7 đến 10 lượt. Vùng ngực bụng có quan hệ với Tam tiêu kinh, Đởm kinh, Tâm bào kinh, nếu kích thích mạnh có thể làm thông 3 đường kinh này, giúp hạn chế công năng bài tiết dịch vị của dạ dày.

Nếu chứng đau tức ngực kéo dài nhiều ngày, tốt nhất nên kích thích huyệt hàng ngày. Khi đau tức ngực do quá nhiều axit clohydric trong dạ dày, cần kích thích mạnh, nhưng nếu là triệu chứng thiếu axit, kích thích quá mạnh đôi khi sẽ phản tác dụng, lúc này chỉ cần dùng ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng lên huyệt đạo là đã có hiệu quả.

Thảo dược trị tức ngực

Trà hoa cúc được coi là một trong những loại trà tốt nhất để chống lại axit dạ dày. Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu và hạn chế axit trong dạ dày. Cách tốt nhất để uống là nhâm nhi từng chút một, sau khi trà âm ấm. Không nên uống trà quá nóng vì có thể kích hoạt sản xuất axit dạ dày nhiều hơn.

Táo: Các nhà khoa học cho biết, trong táo, thậm chí là giấm táo có khả năng làm giảm axit trong dạ dày. Táo có tính axit, tuy nhiên nó chứa axit và các enzym mạnh có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày.

Kẹo gừng được các bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp làm giảm axit trong dạ dày, giảm đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

Hạnh nhân: Báo cáo RevolutionHealth.com cho rằng, hạnh nhân được xem là một trong những phương pháp tốt nhất để điều trị axit dạ dày. Khi có hiện tượng nóng rát dạ dày do lượng axit trong dạ dày tăng cao, có thể nhai một chút hạnh nhân sẽ làm dịu dạ dày, dập tắt sự tích tụ axit trong dạ dày.

Lương y Hoàng Duy Tân (Nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai)

Lương y Hoàng Duy Tân

BẢN DESKTOP