Xe

Bí quyết lái ô tô an toàn cho mẹ bầu

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/H)
Phụ nữ lái xe ô tô tại nước ta không phải là hiếm gặp, nhưng với những bà bầu mà vẫn phải tự mình điều khiển phương tiện cần phải hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Thắt dây an toàn

Bản chất đối với phụ nữ khi mang thai thì cơ thể cũng biến đổi, bụng to ra khiến đi lại khó khăn, trong khi đó việc thắt dây an toàn cũng trở nên khó khăn bởi vì nếu thắt chặt quá hoặc không phù hợp thì sẽ gây khó chịu hoặc ảnh hưởng cho thai nhi. Do vậy, người điều khiển đầu tiên cần ăn mặc thoải mái dễ chịu và tránh mặc áo khoác áo dày làm tăng sự bất tiện. Ngoài ra, dây an toàn cần kéo qua vai, xuống giữa ngực và kéo ngang sang bên bụng. Phần cố định của dây đai phải được đặt ở hông, bên dưới vòng bụng bầu thay vì ngang qua bụng, đảm bảo dây kéo căng và càng phẳng càng tốt theo đường cong của bụng. Người lái không bao giờ đặt đai vai ở phía sau hoặc dưới cánh tay, bởi có thể gặp tổn thương nghiêm trọng nếu tai nạn xảy ra.

Dây an toàn để đảm bảo tránh tai nạn hay các tình huống bất ngờ xảy ra tuy nhiên đối với các bà bầu cần thắt dây an toàn đúng cách để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Thắt dây an toàn đúng cách. Hạn chế mặc những bộ đồ lùng nhùng, khiến dây an toàn không kéo sát người. Nên kéo dây đai qua đùi và áp chiều dẹp của dây vào phần bụng dưới, dây áp càng sát càng tốt. Phần trên của dây an toàn cũng phải nằm giữa phần ngực rồi mới kéo chặt lại. Chị em chú ý tuyệt đối không để dây an toàn áp vào phần bụng vì có thể gây sức ép lên thai nhi, đặc biệt khi phanh gấp trên đường

Tuy nhiên, phụ nữ mang bầu nên cố gắng tránh lái xe. Hàng ghế sau ở giữa là nơi an toàn nhất trong xe (trong trường hợp thắt dây an toàn). Trường hợp ngồi ở ghế hành khách trước, phụ nữ mang thai nên kéo ghế lùi lại xa nhất có thể để bảo vệ bụng, đề phòng túi khí bung.

Điều chỉnh vị trí lái phù hợp

Người mang thai cần di chuyển ghế ngồi theo một khoảng cách thoải mái với bàn đạp ga, lý tưởng nhất là ngồi cách tay lái khoảng 250 mm để bảo vệ bụng bầu trong trường hợp túi khí bung ra khi xảy ra tai nạn.

Nếu vô-lăng xe có thể điều chỉnh, người lái nên chuyển tâm của vô-lăng ra khỏi phía bụng và hướng về phía ngực. Sau khi điều chỉnh vị trí ghế ngồi, người điều khiển xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu và gương bên ngoài.

Trong trường hợp bị đau lưng, người điều khiển xe nên đặt một chiếc gối tròn nhỏ hoặc cuộn khăn lại phía sau lưng để thoải mái hơn khi lái xe.

Giải quyết các cơn thèm ăn và buồn nôn trên xe

Thèm ăn và ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Hãy nhớ mang nhiều nước và đồ ăn nhẹ yêu thích để thoả mãn những cơn thèm ăn. Để thêm cả túi nôn trong ví và ngăn đựng đồ. Và đặc biệt, luôn luôn tránh việc mất tập trung khi lái xe. Hãy dừng nghỉ ở khu vực an toàn khi cơn thèm ăn kéo tới.

Nghỉ ngơi và hạn chế lái xe

“Bộ não khi mang thai” chịu đựng nhiều căng thẳng hơn bình thường, vì vậy hãy lên kế hoạch trước cho các chuyến đi. Nếu có thể, hãy tránh lái xe đường dài và nghỉ ngơi thường xuyên để giúp lưu thông máu ở bàn chân, bởi bàn chân và mắt cá chân sẽ dễ bị sưng hơn khi ngồi trong một thời gian dài. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi, duỗi chân và di chuyển chân, bàn chân và các ngón chân.

Tuy nhiên, các bà mẹ mang bầu vẫn nên cố gắng tránh lái xe. Đối với họ, ghế sau ở giữa là chỗ an toàn nhất trong xe (trong trường hợp thắt dây an toàn). Nhưng, nếu bà bầu ngồi trên ghế hành khách phía trước, hãy kéo ghế lùi lại xa nhất có thể để bảo vệ phần bụng trong trường hợp túi khí bung ra.

Tuấn Huy (T/H)

BẢN DESKTOP