Khám phá

Bí mật về siêu tân tinh xa nhất vũ trụ vừa tiết lộ

Bí mật về siêu tân tinh xa nhất vũ trụ vừa được nhóm các nhà thiên văn học quốc tế xác nhận khám phá ra. Nó là kết quả của một vụ nổ vũ trụ khổng lồ đã xảy ra cách đây 10,5 tỷ năm.

Nguồn ảnh: Phys.

Ngôi sao nổ tung tạo ra siêu tân tinh tên là DES16C2nm đã được phát hiện bởi Cuộc khảo sát năng lượng tối (DES), một sự hợp tác quốc tế để lập bản đồ hàng trăm triệu thiên hà để tìm hiểu thêm về năng lượng tối – lực huyền bí được cho là gây ra sự giãn nở nhanh chóng của Vũ trụ.

Như đã trình bày chi tiết trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, ánh sáng từ sự kiện này đã kéo dài 10,5 tỷ năm làm cho nó là siêu tân tinh lâu đời nhất từng được khám phá và nghiên cứu. Bản thân vũ trụ được cho là 13,8 tỷ năm tuổi.

Siêu tân tinh DES16C2nm được phân loại là siêu tân tinh siêu nhanh (SLSN), lớp siêu tân tinh sáng và hiếm nhất, được cho là nguyên nhân rơi vào vật nặng nhất trong vũ trụ – đó có thể một ngôi sao neutron đang quay nhanh chóng mới hình thành trong vụ nổ từ một ngôi sao to lớn.

TS Mathew Smith, thuộc Đại học Southampton, Anh nói: “DES16C2nm cực kỳ xa xôi, cực kỳ sáng và rất hiếm, không phải là loại siêu tân tinh khoa học thường thấy”.

“Ánh sáng tia cực tím từ siêu tân tinh này cho chúng ta biết về lượng kim loại được tạo ra trong vụ nổ và nhiệt độ của vụ nổ, cả hai đều là chìa khoá để hiểu rõ nguyên nhân gây ra những vụ nổ vũ trụ này trong quá khứ”.

Nghiên cứu đồng tác giả GS Mark Sullivan, cũng thuộc Đại học Southampton, Anh cho biết: “Chúng tôi sẽ tìm ra các sự kiện xa hơn, để xác định sự đa dạng và số lượng tuyệt đối của các sự kiện này trong các bước tiếp theo”.

Huỳnh Dũng

(theo Phys, Kiến Thức)

BẢN DESKTOP