Y học và đời sống

Bệnh nhân gẫy cột sống liệt tủy thoát khỏi tử vong

Gãy cột sống liệt tủy để lại nhiều di chứng nếu bệnh nhân không kịp thời được xử lý. Đây là chứng bệnh nguy hiểm xảy ra có thể do tại nạn, ngã…

Gãy cột sống nguy hiểm

Gãy cột sống liệt tủy thường do gãy xương di lệch nhiều, gãy có trật khớp, cung sau ép vào tủy. Bệnh nhân gãy cột sống nằm lâu dễ bị viêm phổi, viêm đường tiết niệu, teo cơ, loét các điểm tỳ, liệt cơ thắt, bí tiểu, cơ thể suy mòn dần mà có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, đối với gãy cột sống liệt tủy, cần phải chăm sóc bệnh nhân thật cẩn thận.

Bà Nguyễn Thị Lan (Hải Phòng) nhập viện trong tình trạng bị ngã ngồi khiến liệt nhẽo 2 chi dưới, bí đái, bí tiểu, mất cảm giác… Sau khi thăm khám, các bác sĩ thấy bệnh nhân có tủy sống bị đứt một phần.

PGS.TS Trần Đình Chiến, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnhh hình, Bệnh viện 103 cho biết, nếu tủy bị đứt một phần, cơ năng của bệnh nhân chỉ phục hồi được một phần. Sau một thời gian tiến triển, phải kéo dài hàng tháng bệnh nhân mới bắt đầu phục hồi cảm giác, sau tới phản xạ và cuối cùng là vận động.

Đối với đoạn gãy thắt lưng thì cần nắn chỉnh ngay để tủy khỏi bị ép, nắn cột sống theo trục thẳng. Bệnh nhân có ép tủy nên phải kéo chân, tay, kéo thẳng trục của thân, cột sống khoảng 20 phút. Sau đó đặt bệnh nhân theo thứ tự ưỡn tối đã, kéo nắn thêm 15-20 phút nữa. Chụp xquang kiểm tra, nếu hết di lệch, khớp về vị trí, cố định bằng bột yếm…

PGS.TS Trần Đình Chiến cho biết thêm, bệnh nhân nằm lâu nên bị viêm đường tiết niệu, bí đái …vì vậy phải đặt thông tại chỗ, hàng ngày uống 20g dầu paraffin, đồng thời thụt tháo bằng nước ấm pha với 50g dầu thầu dầu.

Bệnh nhân bị liệt, nếu cứ để nằm nguyên một chỗ thì chỉ trong 5 – 10 ngày sau loét các vùng điểm tỳ như vùng xương cùng, mấu chuyển lớn, gót chân, sau vai.

Bệnh nhân gãy cột sống có liệt tủy có rối loạn dinh dưỡng, liệt thần kinh, máu lưu thông kém nên dinh dưỡng kém, vì vậy để tránh loét cần cho bệnh nhân thay đổi tư thế nằm nghiêng, ngửa 2 – 3 giờ lại đổi tư thế và kết hợp với xoa bóp, giúp máu lưu thông tốt, tránh teo, co cứng cơ và loét. Các bác sĩ chống biến dạng cho chi dưới bằng cách bất động nẹp bột giữ cho cổ chân gấp mu 30 độ, cứ 3 giờ bỏ ra xoa bóp hoặc đặt chân trên giá kéo bàn chân thẳng góc… Nếu điều trị tốt, bệnh nhân sẽ tránh được biến chứng tử vong, vài tháng bệnh nhân có thể chống nạng đi lại được…

Phạm Hằng

BẢN DESKTOP