Khám phá

Bệnh gì nên kiêng bánh chưng, dưa hành?

Bánh chưng, dưa hành là món ăn quen thuộc dịp lễ Tết của mọi gia đình Việt Nam, nhưng nó không phải hoàn toàn tốt đối với một số trường hợp.

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn rất giàu năng lượng và calo với các thành phần như tinh bột, chất béo, vitamin, đường.Vì giá trị dinh dưỡng quá cao nên những người thừa cân, béo phì không nên ăn nhiều bánh chưng ngày Tết. Những người có bệnh cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận cũng không nên ăn bánh chưng.

Ngoài ra, thành phần trong bánh chưng như gạo nếp và đậu xanh cũng khiến bạn đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, khó chịu. Vì vậy người bị bệnh dạ dày cũng nên hạn chế thực phẩm này.

Tốt nhất, nên ăn bánh chưng vào buổi sáng hoặc buổi trưa, không nên ăn vào buổi tối sẽ rất khó ngủ, đầy hơi, khó tiêu.

Dưa hành

Cũng như bánh chưng, dưa hành không thể thiếu trong các món ăn ngày Tết. Ngoài tác dụng tăng hương vị các món ăn thì dưa hành còn có thể kích thích dạ dày để tiêu hóa tốt hơn.

Dù nó có lợi với sức khỏe nhưng cũng không ngoại trừ một số trường hợp bất lợi cho sức khỏe nếu ăn nhiều.

Những người bị bệnh cao huyết áp không nên ăn hành muối vì trong dưa hành có rất nhiều natri – Nguyên nhân chính gây nên tình trạng thành mạch cứng và tăng huyết áp.

Natri trong dưa hành nếu ăn nhiều cũng sẽ gây hại cho thận, tim và dễ dẫn đến tăng huyết áp vì vậy những người có bệnh này nên hạn chế để không gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe.

Người mắc bệnh tiêu hóa cũng không nên ăn hành muối vì chất men chua sẽ kích thích dạ dày tăng dịch vị càng làm đau dạ dày hơn.

Phụ nữ có thai càng phải cẩn thận hơn với dưa hành và các món dưa muối vì hàm lượng nitric và nitrite cao có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Các loại dưa muối có chứa nitrat và khi đi vào dạ dày sẽ kết hợp cùng với các axit amin chuyển hóa thành nitrisamine. Chất này đã qua nhiều nghiên cứu chứng minh gây ung thư trên động vật.

An Nhiên (tổng hợp)

BẢN DESKTOP