Y học và đời sống

Bé trai phải mổ cấp cứu vì bao quy đầu : Khi nào cần đến BV gấp?

  • Tác giả : Tuấn Huy (t/h)
Hẹp bao quy đầu ở đa số trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng như sưng, đỏ, đau vùng da quy đầu, rất có thể bị viêm, cần đưa trẻ đi khám gấp để phòng những biến chứng nguy hiểm.
Ảnh minh họa. - Ảnh: internet.

Ảnh minh họa. - Ảnh: internet.

Cách chăm sóc trẻ phòng viêm nhiễm bao quy đầu

Theo các chuyên gia, hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên dương vật bị "dính", thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. Khoảng 96% trẻ sơ sinh nam khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu. Có 2 dạng hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Hẹp bao quy đầu sinh lý: chiếm hầu hết các trường hợp, là do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu.

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: ít gặp hơn (<16%), bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm, gây sẹo xơ.

Nghẹt bao quy đầu: Là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lên về bình thường để che phủ quy đầu, bị nghẹt và phù nề, sưng đỏ, nguy cơ hoại tử.

Hẹp bao quy đầu ở đa số trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng như sưng, đỏ, đau vùng da quy đầu, rất có thể bị viêm, cần đưa trẻ đi khám gấp để phòng những biến chứng nguy hiểm.

Để tránh những trường hợp như cháu bé trên, bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín. Khi chăm sóc, cha mẹ cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Chú ý thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã và gây kích ứng da. Rửa bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.

- Không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây xơ hóa, sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Chỉ cần kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, khi bao quy đầu trẻ đã tuột được (một phần hoặc hoàn toàn), ba mẹ có thể rửa và lau khô. Sau đó, nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.

Khi nào nên nong bao quy đầu cho trẻ?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, với bé trai dưới 4 tuổi, không nên cố gắng nong bao quy đầu vì có thể gây dính và sẹo xơ dẫn tới hẹp bao quy đầu thứ phát. Với bé trai có các biểu hiện bất thường như tiểu khó hoặc da quy đầu thường viêm nhiễm tấy đỏ, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xử lý kịp thời.

Việc nong tách bao quy đầu là không cần thiết nếu trẻ không bị viêm dính bao quy đầu mà còn gây tổn thương bộ phận sinh dục ngoài. Về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng rối loạn cương, khó cương cứng vì khi các mạch máu đã bị tổn thương lúc nhỏ.

Ngoài ra, không nên nong khi trẻ còn quá nhỏ, vì lúc đó dương vật của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khó xác định có hẹp hay thừa bao quy đầu hay không. Thường trẻ chỉ được xác định chính xác khi đến tuổi vị thành niên, lúc đó dương vật đã phát triển tương đối hoàn thiện và có nhu cầu tình dục.

Có nhiều người đưa con đi nong ngay khi trẻ mới vài tháng tuổi mà không biết tác hại của việc làm này. Nếu nong sớm, dương vật có thể bị xước, đau và gây ra tâm lý hoảng sợ cho trẻ.

Ngày 7/6, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, các bác sĩ vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 9 tuổi đến cấp cứu với tình trạng bao quy đầu sưng đỏ, chảy dịch viêm.

Theo người nhà bệnh nhân, bé trai bị hẹp bao quy đầu nên đã đến phòng khám tư để nong hẹp. Sau 2 ngày, gia đình phát hiện bao quy đầu của trẻ không lộn xuống được, xuất hiện tình trạng như trên.

Các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp chẩn đoán bệnh nhi bị nghẹt, hoại tử bao quy đầu, phải mổ cấp cứu cắt bỏ bao quy đầu và tổ chức hoại tử. Sau mổ, tình trạng bé ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa.

Tuấn Huy (t/h)

BẢN DESKTOP