Y học và đời sống

Bé trai bị rắn độc cắn lúc đi bộ: Sơ cứu sao khi bị rắn cắn?

  • Tác giả : Thảo Nguyên (TH)
Sự việc bé trai 8 tuổi ở Sơn La nhập viện cấp cứu khi bị rắn độc cắn lúc đang đi bộ khiến nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia, việc nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn là vô cùng cần thiết.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết ở Việt Nam, rắn độc cắn là tai nạn phổ biến. Tai nạn này xảy ra nhiều nhất vào mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc (khoảng tháng 4-11).

Sau khi bị rắn cắn, nạn nhân cần được sơ cứu đúng cách để nọc độc từ vết thương xâm nhập vào cơ thể chậm và ít hơn. Sau đó, người thân nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Thời gian này, nạn nhân cần giữ bình tĩnh, bất động bằng nẹp, không cần garo vết thương. Nếu khó thở, nạn nhân cần được hô hấp nhân tạo, giữ nhịp tim...

BSCKI Trương Phước Hữu, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cảnh báo những khu vực rậm rạp như bụi cây, đống lá rụng, gạch vụn, đống đổ nát... thường là nơi cư trú của rắn.

Khi bị rắn độc cắn, nạn nhân không nên chích, rạch vết thương để hút máu vì nó không giúp loại bớt nọc độc. Ngoài ra, vết thương chỉ cần được băng ép, không nên buộc garo quá chặt.

Thảo Nguyên (TH)

BẢN DESKTOP