Khám phá

Bất ngờ với sao lùn nâu lạ trong hệ thống sao CoRoT-20

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện một sao lùn nâu lạ quay quanh hệ thống sao CoRoT-20, quay quanh hệ sao chủ mỗi 9,24 ngày ở khoảng cách khoảng 0,09 AU.
sao lùn nâu lạ

Nguồn ảnh: Phys.

Nằm cách Trái Đất khoảng 4.000 năm ánh sáng, hệ thống sao CoRoT-20 là hệ thống ngôi sao loại G2V phổ, có kích thước và khối lượng tương tự với Mặt Trời của chúng ta.

Năm 2011, các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh (sao lùn nâu lạ) quay quanh hệ sao này trên một quỹ đạo lập dị ngắn hạn.

Nó được chỉ định là CoRoT-20 b, có kích thước bằng Mộc tinh, quay quanh hệ sao chủ mỗi 9,24 ngày ở khoảng cách khoảng 0,09 AU.

Hiện một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Javiera Ray của Đài Thiên văn Geneva ở Thụy Sĩ đã tìm thấy một vật thể mới trong hệ thống sao này, cũng trên một quỹ đạo lập dị, nhưng với chu kỳ quỹ đạo dài hơn nhiều so với CoRoT-20 b. Và có tên là CoRoT-20 c.

CoRoT-20 c có khối lượng tối thiểu bằng 17 lần khối lượng sao Mộc.

Theo nghiên cứu, CoRoT-20 c được tách ra khỏi hệ sao chủ ở khoảng 2,9 AU. Hành tinh này có chu kỳ quỹ đạo 4,59 năm và độ lệch tâm quỹ đạo là 0,6.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

BẢN DESKTOP