Khám phá

Bất ngờ với phát hiện mới về ngôi sao Przybylski

Các nhà thiên văn học châu Âu đã tiến hành một nghiên cứu về ngôi sao Przybylski và thấy rằng nó phải mất gần 200 năm để xoay hoàn toàn trên trục của chính nó.

Phát hiện này giúp tăng hiểu biết về các ngôi sao, đặc biệt về mặt hóa học.

ngôi sao Przybylski

Nguồn ảnh: Phys.

Nằm cách Trái Đất khoảng 370 năm ánh sáng, ngôi sao Przybylski (còn được gọi là HD 101065) là ngôi sao Ap dao động nhanh chóng (một loại sao đặc biệt về mặt hóa học) trong chòm sao Centaurus. Ngôi sao này thu hút các nhà thiên văn học chủ yếu là do thành phần hóa học kỳ lạ của nó.

Nhiều tính chất cơ bản của ngôi sao Przybylski đã được phát hiện trước đây, nhưng thời gian quay của nó vẫn là một bí ẩn.

Bây giờ, một nhóm các nhà thiên văn học do Swetlana Hubrig thuộc Viện Vật lý thiên văn học Leibniz, Potsdam, Đức trình bày một nghiên cứu mới về ngôi sao Przybylski, tập trung vào sự thay đổi từ tính và xung từ quanh vật thể này.

Nghiên cứu dựa trên các quan sát được thực hiện từ tháng 6/2015 – 6/2017 với việc sử dụng máy đo cường độ tìm kiếm hành tinh tốc độ cao (HARPSpol) tại kính viễn vọng 3.6m của ESO ở Chile, họ phát hiện ngôi sao này ngoài tính chất hóa học bất thường thì vòng quay cũng hết sức đặc biệt.

“Các phân tích của chúng tôi về các phép đo từ trường theo chiều dọc và lịch sử mới cho thấy rằng ngôi sao của Przybylski cũng không bình thường đối với sự quay cực kỳ chậm chạp của nó”, các nhà nghiên cứu viết trong bài báo.

Nhóm nghiên cứu của Hubrig phát hiện rằng, khoảng thời gian quay vòng của ngôi sao Przybylski là khoảng 188 năm. Tính toán này được thực hiện bằng cách phân tích tất cả các phép đo từ trường theo chiều dọc có sẵn và áp dụng cấu trúc lưỡng cực của từ trường quanh ngôi sao này để xác định.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

BẢN DESKTOP