Y học và đời sống

Bảo quản chi thể đứt rời đúng cách

  • Tác giả : Khánh Thủy (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Khi gặp tai nạn đáng tiếc khiến phần chi thể bị đứt rời, nhiều người ngâm trực tiếp vào đá lạnh khiến mô bị hủy hoại không cứu sống được khi trồng nối lại.

Hỏi: Em làm công nhân xưởng mộc, xin bác sĩ cho biết, chẳng may bị tai nạn lao động cần làm thế nào để bảo quản chi thể đứt rời?

Hoàng Long (Hoài Đức, Hà Nội)

BSCKII Hoàng Mạnh Vững.

BSCKII Hoàng Mạnh Vững.

BSCKII Hoàng Mạnh Vững, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Hằng năm, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 thực hiện nhiều ca vi phẫu trồng ngón và chi thể bị đứt rời do tai nạn, đa phần là thành công với khả năng hồi phục tốt sau phẫu thuật nếu phần chi bị đứt gọn, sạch, đến sớm và bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thất bại mà một trong những nguyên nhân là do phần chi bị đứt rời đã không được bảo quản đúng phương pháp. 

Sau khi chi thể bị đứt rời, phần bị đứt sẽ bị ngừng cung cấp máu, do đó, các tế bào mô sẽ dần dần tổn thương theo thời gian và chết đi. Việc bảo quản chi thể đúng cách sẽ kéo dài thời gian sống của mô, ngược lại nếu bảo quản sai phương pháp không những không bảo tồn được mô mà có thể khiến mô bị tổn thương nặng hơn. Cụ thể, khi bỏ trực tiếp phần chi thể đứt rời vào nước đá dẫn đến bỏng lạnh, khi nối vào chi thể khó sống, hoại tử và phải cắt bỏ thì 2.

Thời gian chịu đựng sự thiếu máu nuôi của mỗi loại mô một khác, ngắn nhất là bắp thịt (chỉ trong 2 giờ ở nhiệt độ trên 20 độ C). Trong môi trường lạnh (dưới 10 độ C), thời gian chịu đựng sẽ tăng lên tới 4 - 6 giờ. Do đó, bảo quản chi đứt lìa ở môi trường lạnh là phương pháp đơn giản nhất để duy trì sự sống cho tổ chức mô.

Khánh Thủy (ghi)

BẢN DESKTOP