Y học và đời sống

Bài thuốc cổ phương bổ khí trị huyết áp thấp

y là bài thuốc cổ phương bổ khí điển hình của người xưa còn truyền đến ngày nay.

Bài thuốc được nhiều lương y áp dụng làm bài cơ bản để chữa về khí hậu thiên, gây tình trạng suy nhược cơ thể và thể trạng thuộc về huyết áp thấp.

Đặc biệt từ bài thuốc cổ phương này, người ta cũng thay hoặc thêm các vị thuốc khác thành các bài thuốc mới để chữa nhiều bệnh lý cho cơ thể.

huyết áp thấp

Bài thuốc cổ phương bổ khí trị huyết áp thấp (Ảnh minh họa).

4 vị thuốc bồi bổ khí trị thiếu máu, suy nhược…

Bài thuốc bồi bổ khí điển hình “Tứ quân tử thang” của người cổ xưa, được điều chỉnh và gia giảm cho phù hợp với cuộc sống hiện nay gồm: nhân sâm 10g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g. Có thể gia thêm gừng sống 6g và đại táo 3g làm thang, sắc uống hàng ngày, uống thuốc lúc còn nóng.

Trong bài: nhân sâm có tác dụng bổ khí; Phục linh tác dụng chống thấp khí ở can, thận; Bạch truật làm mạnh tỳ; Cam thảo có tác dụng bổ trung hòa vị điều hòa và dẫn thuốc vào các kinh.

Công dụng: Bài thuốc cổ phương dùng để chữa “dương khí” hư yếu làm cho hai cơ quan chủ về nguyên khí là Phế và Tỳ Vị bị hư lao theo.

Người bệnh ăn kém, chậm tiêu, không biết ngon, cơ thể bị gầy mòn, da khô vàng bủng hoặc xạm lại, lông tóc rụng, hơi thở ngắn, đoản hơi, chân tay rã rời mệt mỏi.

Nói theo ngôn ngữ y học ngày nay là trạng thái suy nhược cơ thể, gầy yếu, ăn kém, thiếu máu, loại dưỡng và thể trạng thuộc về thấp huyết áp.

Kiêng kỵ: Những người huyết hư, chứng sài mòn ở trẻ em do “âm hư” làm thân hình gày đét, da khô, táo khát không nên dùng bài này. Các chứng “âm hư”, “hòa động” ở người lớn, không nên dùng các vị bạch linh, bạch truật kéo dài.

10 bài thuốc biến thể trị thêm nhiều bệnh

Đặc biệt, dựa trên bài thuốc cổ phương nổi tiếng này, người ta lược bỏ hoặc gia giảm thêm các vị thuốc khác thành các bài thuốc biến thể nổi tiếng không chỉ bồi bổ dương khí mà còn chữa nhiều bệnh lý cho cơ thể:

Bài Tứ thuận thang: Từ 4 vị thuốc của tứ quân tử thang người ta điều chỉnh thay phục linh bằng can khương (gừng sống) để chữa chứng “Dương hư” mạch trầm, không sốt, đau bụng, đi lỵ.

Bài Tang bạch thang: Từ 4 vị: nhân sâm 10g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g của bài thuốc người ta thay nhân sâm thành bạch thược  để chữa chứng hư phiền, tả tiết hoặc hoặc phiền khát (đái tháo đường). Dùng điều lý nội thương và ngoại thương.

Bài Ngũ công thang: Từ “Tứ quân tử thang” của người cổ xưa chỉ cần thêm trần bì thành “dị công thang hay ngũ công thang” để điều lý bổ tỳ vị.

Bài Lục thần tán: Là bài tứ quân thang gia thêm hoài Sơn, biển đậu đều sao vàng, thêm khương táo để chữa trẻ con sốt nóng tái đi tái lại.

Bài Ngân bạch thang: Bài tứ quân thang thêm thăng ma tri mẫu, hoài sơn chữa trẻ em nóng nhiều.

Bài Lục quân tử: Bài tứ quân thêm trần bì, bán hạ để chữa chứng khi hư nhiều đờm. Tỳ vị đầy trướng. Nếu chân tay mệt mỏi, ngại cử động thì thêm trúc lịch.

Bài Lục quân tử Tiêu thang: Bài tứ quân thêm hoàng kỳ, hoài sơn để kiện tỳ, tiêu thực, bồi dưỡng khí huyết sau khi ốm. Nếu có mất ngủ hay chiêm bao hoảng sợ gia thêm sinh khương, táo nhân. Nếu nửa người tê liệt thì thêm nước ngừng và trúc lịch làm thang.

Bài Hương sa lục quân: Bài tứ quân thang gia trần bì, bán hạ, hương phụ, sa nhân (hoặc hoắc hương thay sa nhân) để chữa hư hàn, hay đau bụng, tả tiết.

Bài thập toàn nhân sâm thang: Bài tứ quân thêm trần bì, bán hạ, sài hồ, cát căn, hoàng cầm, bạch thược để chữa người suy yếu, mỏi mệt mà hay nóng từng cơn tức trạng thái hư nhiệt.

Bài Tứ thú ẩm: Bài tứ quân gia trần bì, bán hạ, ô mai, thảo quả, khương táo để chữa chứng khí hư, tích đờm kèm sốt lâu ngày.

GS.TSKH Hoàng Tuấn (Nguyên giám đốc bệnh viện 19/8)

BẢN DESKTOP