Y học và đời sống

Bài bát vị giúp bổ thận, hạn chế tiểu đêm

Bài bát vị là bài thuốc bổ tiên thiên chân hỏa hay bổ thận dương. Dưới đây xin giới thiệu bài thuốc và cách dùng hiệu quả.

Nhiều vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh.

Thành phần của bài bát vị gồm: Thục địa 400g, hoài sơn 200g, trạch tả 75g, nhục quế 50g, phục linh 200g, sơn thù 200g, đan bì 150g, phụ tử 50g.

*Cách dùng: Các vị trên tán nhỏ thành bột, hòa với mật, làm viên hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 60 – 70 viên với nước đun sôi để nguội, uống trước bữa ăn. Nếu sắc (chiết xuất) thành nước đậm đặc cô thành cao để làm viên hoàn mềm, hoặc thành bột hòa tan, hoặc thành viên nang. Nếu dùng thuốc thang để sắc nên theo liều lượng sau: Thục địa 20g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, phục linh 10g, phụ tử 4g, trạch tả 10g, đan bì 10g, nhục quế 2g.

* Tác dụng: Ôn bổ thận dương, hóa khí, thông khí, chữa các bệnh do chân hỏa hư, thận dương hư, do khí hỏa kém gây ủng trệ, tiểu tiện nhiều, sinh dục kém.

Trong chẩn trị thấy mạch xích tay phải trầm tế, hoặc vi nhược. Có trường hợp mạch xích tay phải thấy hồng dại, nhưng ấn sâu lại thấy nhược (chìm và rất yếu). Trường hợp này dùng bài bát vị là hợp lý.

Tuy nhiên, trong khi uống 2 thang đầu phải theo dõi, nếu bệnh nhân có bị khô môi, môi đỏ tím, lưỡi đỏ, mắt đỏ, đắng miệng, nước bọt quánh thì phải xem xét kỹ lượng phụ tử, có khi phải giảm bớt. Nhục quế tính cay, vị ngọt, ấm vào kinh tâm, phế, bàng quang. Nhờ tính cay, ấm làm cho huyết mạch lưu thông, điều hòa dinh huyết, làm phát hãn, nhờ thêm tính thu liễm của bạch linh, trạch tả, mồ hôi ra vừa chừng để đuổi tà khí ở biểu giúp bệnh thoái lui.

Phụ tử tính rất cay, rất nhiệt, có độc. Tác dụng vào kinh tâm, tỳ, thận, bổ hỏa, ôn trung, tán hàn, nhờ tính thuần dương nên có sức công phá mạnh, dẫn thuốc đi các nơi. Một bài thuốc bát vị vừa có tính âm lại có tính dương, vì vậy phải xem xét mặt âm, dương  khi sử dụng mà thêm bớt liều lượng cho phù hợp.

* Cách gia giảm: Gia thêm quế, phụ nếu thấy mạch xích tay phải khó bắt, nhấc ngón tay lên một tý mạch vẫn kém, đây là phần dương của mạch đã quá kém. Bệnh nhân thấy rét nhiều kéo dài, trẻ em khi sờ mạch thấy dươ

ng muốn thoát. Khi chẩn mạch thấy âm hư đã rõ, bệnh nhân da khô, người gầy mòn, hay khát nước, mạch xích tay trái hồng, ấn mạch mờ khó bắt tức là phần âm hư thì thêm lượng thục địa. Khi mạch quan tay trái vô lực, mất ngủ nhiều thêm sơn thù. Nếu nóng nhiều hơn rét thì thêm đan bì…

Lương y Nguyễn Minh

(Trung tâm y tế Việt – Nga)

Từ Khoá

BẢN DESKTOP